- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
nước cũng như các yếu tố tác động đến thu, chi ngân sách một cách cẩn trọng sẽ đảm bảo cho công tác lập dự toán sát với thực tế.
3.3.2.2 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi qua Sở Giao dịch
Tiếp tục xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản chế độ về kiểm soát chi NSNN. Ban hành những quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi NS theo dự toán được duyệt đối với kinh phí ủy quyền, chi cho các chương trình khoa học trọng điểm của Nhà nước, chi NS xã, phường…nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NS vừa đảm bảo quản lý NS chặt chẽ, hiệu quả.
Bổ sung sửa đổi cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện hành, xây dựng một cơ chế kiểm soát chi thống nhất, rà soát lại cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện tại, đặc biệt là cơ chế kiểm soát thanh toán đối với các loại vốn sự nghiệp kinh tế có nội dung tính chất giống nhau nhưng vận hành theo cơ chế khác nhau, từ đó thống nhất phương thức, nội dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ của việc kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.
Hiện nay, việc kiểm soát các khoản chi NSNN tại KBNN theo luật NSNN tập trung vào 4 nội dung: Kiểm tra đối chiếu với dự toán, đảm bảo các khoản chi đó đều có trong dự toán được giao; Kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ đảm bảo đầy đủ theo quy định đối với từng khoản chi; Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu NSNN; Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ chi
Như vậy để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi của KBNN, một số vấn đề cần hoàn thiện cụ thể là:
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NS, chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu NSNN, đây là vấn đề mấu chốt quyết định đến chất lượng của công tác lập dự toán cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn của KBNN
Thứ hai: Nghiên cứu hoàn thiện việc kiểm soát hồ sơ chứng từ hoặc chuẩn hóa một số tài liệu, chứng từ để tạo điều kiện kiểm soát chứng từ gốc. Xây dựng và bổ sung cơ chế kiểm soát chi đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính,
đơn vị sự nghiệp công lập và cấp phát kinh phí dự toán được duyệt.
Thứ ba, cần phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc quản lý điều hành và sử dụng NSNN. Theo quy định của Luật NSNN, cơ quan tài chính có trách nhiệm xây dựng dự toán, giám sát, kiểm tra việc chấp hành dự toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng, chủ động bố trí nguồn đáp ứng các nhu cầu chi của NS, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng kịp thời, chính xác. KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh toán kịp thời cho đơn vị, đảm bảo khoản đó có trong dự toán, đúng chế độ quy định, đơn vị thử hưởng thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng dự toán được phân bổ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.
Cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, cũng cần có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị thụ hưởng NS, cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính,KBNN, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN. Cụ thể, hàng ngày KBNN phải tổng hợp tình hình thu, chi và tồn quỹ NSNN, tình hình chi tiêu (số đã chi, số còn phải chi) của các đơn vị, khả năng tạm ứng tồn ngân quỹ KBNN,…gửi cơ quan tài chính để làm căn cứ điều hành NSNN. Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc chi tiêu gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát của KBNN, thanh tra tài chính, kiểm toán NN…
3.3.2.3 Phân bổ nguồn lực để tập trung kiểm soát các khoản chi NSNN có mức đội rủi ro cao mức đội rủi ro cao
Với nguồn lực có hạn thì ngành KBNN nói chung cũng như SGD nói riêng không thể kiểm soát toàn bộ được các khoản chi thường xuyên NSNN của tất cả các ĐVSDNS mà cần phải kiểm soát có trọng điểm. Do đó, cần phải chuyển từ cơ chế KSC toàn bộ các khoản chi NSNN sang kiểm soát theo mức độ rủi ro trong chi thường xuyên NSNN(rủi ro ở đây là mức độ thất thoát, lãng phi NSNN). Việc kiểm soát như trên sẽ tạo điều kiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, tránh phiền hà cho ĐVSDNS. Đồng thời tránh sự kiểm soát trùng lắp của người chuẩn chi(thủ trưởng và kế toán trưởng của ĐVSDNS) và cán bộ KSC KBNN. Để thực
hiện được việc kiểm soát chi theo mức đọ rủi ro, cần phân tích mức độ rủi ro các khoản chi thường xuyên NSNN và xếp thứ tự từ cao xuống thấp và có thể phân nhóm như sau:
- Rủi ro cao: Các khoản chi có giá trị lớn như xây dựng trụ sở, mua sắm hàng hóa, tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định…
- Ít rủi ro: như các khoản như chi công tác chuyên môn, chi hội nghị, chi khác, chi mua sắm dụng cụ, văn phòng phẩm, tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, học bổng, điện nước.
Khi đã xác định được mức độ rủi ro cần có các cơ chế kiểm soát cho phù hợp với từng loại. Đối với các khoản chi NSNN rủi ro cao cần phải kiểm soát tất cả các khoản chi đó, đối với các khoản chi NSNN ít rủi ro thì cần kiểm soát chọn mẫu hoặc thanh toán trước kiểm soát sau. Việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản chi NSNN là công việc rất phức tạp cần phải có một tiêu thức phân loại cho từng ngành, từng ĐVSDNS. Với việc thay đổi này cần phải có một cơ chế pháp lý để thực hiện, trong đó phải xây dựng cơ chế kiểm soát có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa KBNN và người chuẩn chi đối với từng khoản chi NSNN. Nếu chuyển qua cơ chế kiểm soát này chắc chắn thời gian thanh toán các khoản chi sẽ giảm xuống, đối với những khoản chi mà KBNN không kiểm soát thì tính hiệu quả và tính hợp pháp của khoản chi đó do thủ trưởng ĐVSDNS chuẩn chi chịu trách nhiệm.
3.2.2.4 Tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và cấp phát trực tiếp đến người cung cấp hàng hóa, dịch vụ: trực tiếp đến người cung cấp hàng hóa, dịch vụ:
Phương thức cấp phát trực tiếp NSNN từ KBNN yêu cầu các khoản chi NS phải được thanh toán trực tiếp đến đúng đối tượng là người cung cấp hàng hóa đích thực (trừ những trường hợp có quy định khác về chuyển nhượng nợ) nhằm hạn chế tối đa thanh toán qua các trung gian. Chủ nợ của Chính phủ là những người trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Chính phủ, bao gồm cả những công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách. Hiện nay, đã thực hiện việc trả lương qua thẻ ATM, tuy nhiên hầu hết các dịch vụ lại chưa cho phép thanh toán bằng thẻ, do vậy, tiền
lương khi chuyển vào thẻ,c ác cá nhân rút ngay tiền mặt và mọi khoản chi tiêu vẫn bằng tiền mặt nên vẫn chưa hạn chế được lượng tiền mặt lưu thông.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, tình trạng chi qua khâu trung gian vẫn còn khá phổ biến gây tác động tiêu cực đến công tác quản lý tiền mặt và tạo cơ hội cho những hành vi gian lận, biển thủ công quỹ, thì việc tăng cường hơn nữa phương thức cấp phát trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ là hết sức cần thiêt. Tuy nhiên, hiện nay, phương thức cấp phát trên chưa thể áp dụng ngay với tất cả các khoản chi của NSNN. Đặc biệt đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ thuộc nhóm chi thường xuyên. Tuy nhiên phương thức trên hoàn toàn có thể áp dụng được dối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn thuộc nhóm chi thường xuyên và việc chi trả cho các đối tượng hưởng lương.
3.2.2.5 Hoàn thiện phương thức cấp phát ngân sách nhà nước
Phương thức ghi thu ghi chi: Phương thức này cho phép một số trường hợp đơn vị được sử dụng các khoản thu phát sinh trong quá trình hoạt động của mình để chi. Sau đó làm thủ tục ghi thu ghi chi để phản ánh vào ngân sách. Như vậy, việc chi tiêu của đơn vị nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN. Điều này gây ra tình trạng chi không tuân theo những thủ tục tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước. Đặc biệt là KBNN không thể kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu theo quy định của Luật NSNN. Vì vậy, phương thức cấp phát này cần phải được hạn chế và phải quy định rõ những trường hợp được phép áp dụng.
Phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền: Đối với phương thức cấp phát này cần phải xác định rõ phạm vi và đối tượng áp dụng. Cụ thể, chỉ cấp bằng lệnh chi tiền đối với các khoản chi đột xuất hoặc chi cho các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với NSNN, chi trợ giá, trợ cước theo chính sách của Nhà nước, hỗ trợ quỹ BHXH, hoàn trả tiền vay của Chính phủ. Đối vơi các khoản chi thường xuyên của NS xã, thì phải chuyển sang cấp phát theo dự toán để KBNN có cơ sở kiểm tra, kiểm soát.