Đối với chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 103 - 104)

- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư

2.4.3.1Đối với chi thường xuyên

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cấp phát NSNN, kiểm soát chi NSNN qua KBNN chưa được chặt chẽ và đồng bộ, chưa có quy định thống nhất về việc cấp phát, thanh toán nên mỗi nơi làm một khác, có nơi thực hiện theo hình thức chi theo dự toán từ KBNN, có nơi cơ quan tài chính thực hiện kiểm soát và thanh toán

trực tiếp cho đơn vị. Phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng, còn trùng lắp và chồng chéo.Hiện nay có nhiều đơn vị cùng tham gia vào quá trình quản lý và kiểm soát chi song lại chưa quy định rõ trách nhiệm của người chuẩn chi, người kiểm soát chi đến đâu. Vì vậy dễ phát sinh tư tưởng ỷ lại trong quá trình kiểm tra kiểm soát.

- Các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi(chế độ công tác phí, mua sắm ô tô...) song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Cụ thể, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi còn thiếu và nếu có thì cũng chưa hợp lý, chất lượng dự toán NSNN vẫn còn thấp chưa thực sự là căn cứ đáng tin cậy để KBNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách của KBNN.

- Việc tỷ trọng các khoản chi NSNN bằng tiền mặt còn cao trong tổng chi ngân sách là do các hình thức và công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống KBNN nói riêng còn chưa phong phú và đa dạng nên chưa thực sự khuyến khích các đơn vị sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế vẫn chưa quen với việc ghi chép sổ sách kế toán và giao dịch thông qua tài khoản, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Lực lượng cán bộ KBNN nói chung và cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN nói riêng còn yếu và thiếu. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo luật NSNN làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn trong khi sự gia tăng về cả số lượng chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN.

- Việc tin học hóa trong công tác quản lý ngân sách qua KBNN còn chưa theo kịp yêu cầu của luật NSNN. Vì vậy chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan tài chính trong điều hành NSNN.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước – Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 103 - 104)