- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
2.4.3.2 Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản
- Do cơ chế kiểm soát, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư chưa ổn định và đồng bộ, thường xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung theo hướng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng nhưng nhìn chung vẫn còn chưa phù hợp. Thể hiện rõ nét nhất là tính khép kín từ khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán,đấu thầu thi công, tư vấn,giám sát thi công trong nội bộ một bộ, một ngành nhưng không được giám sát chặt chẽ, không phát hiện được vi phạm. Đó chính là kẽ hở để việc tham ô, tham nhũng xảy ra.
- Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý chưa thực sự rõ ràng,còn trùng lắp và chồng chéo. Có những giai đoạn, nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý đầu tư nhưng trách nhiệm mỗi cơ quan chưa được quy định một cách rõ ràng trong việc lập, thẩm tra báo cáo khả thi, tổng dự toán,báo cáo quyết toán...Tình trạng này vừa gây tốn kém vừa phát sinh tư tưởng ỷ lại trong quá trình kiểm tra,kiểm soát. Hồ sơ thủ tuc trong thanh toán vốn đầu tư còn khá phức tạp, chưa phù hợp với trình độ quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt đối với dự án xã làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó cơ chế xử phạt trong đầu tư XDCB chưa thực hiện nghiêm túc đặc biệt là các chế tài trong đấu thầu và thực hiện hợp đồng giữa bên A và bên B chưa được tôn trọng.
- Năng lực trình độ của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn yếu. Do có rất nhiều dự án, chủ đầu tư không thường xuyên làm công tác đầu tư,vì vậy khâu lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư theo quy định bị chậm, không đảm bảo được tiến độ thực hiện kế hoạch vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng. Điều đó dẫn đến việc liên tục phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch làm cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư của KBNN gặp không ít khó khăn.
- Ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư của một số các chủ đầu tư chưa nghiêm, đồng thời một số bộ,ngành địa phương cũng chưa chấp hành đúng quy định về việc phân bổ kế hoạch, về điều kiện ghi kế hoạch, dẫn đến kết quả còn
dàn trải, thiếu thủ tục và chưa đồng bộ. Ngoài ra, việc chấp hành chế độ quyết toán vốn của một số chủ đầu tư chưa nghiêm, nên cho đến nay còn nhiều dự án tuy hoàn thành và đã đưavào sử dụng nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện việc quyết toán,dẫn đến tồn đọng tài khoản với số lượng lớn.
- Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB còn nhiều bất cập và chưa đượcbổ sung, điều chỉnh kịp thời khi nhà nước co sự thay đổi về cơ chế,chính sách. Quy trình chưa bao quát hết các nội dung kiểm soát chi đầu tư XDCB, và nằm ở nhiều văn bản khác nhau như kiểm soát chi đầu tư XDCB nguồn vốn trong nước, kiểm soát chi đầu tư XDCB nguồn vốn ngoài nước, kiểm soát chi đầu tư XDCB vốn chương trình mục tiêu, kiểm soát chi đầu tư XDCB nguồn vốn trái phiếu chính phủ....
Tóm lại cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian qua mặ dù đã được bổ sung và sửa đổi nhiều lần cho đảmbảo yêu cầu quản lý song vẫn còn khá nhiều hạn chế như quy trình cấp phát còn bất hợp lý, phương thức cấp phát chưa phù hợp, chưa tách bạch giữa người chuẩn chi và người kế toán công quỹ, các tiêu chuẩn còn thiếu và lạc hậu... Những hạn chế trên đã làm giảm hiệu quả và vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN đồng thời gây ra các hiện tượng tiêu cực,làm thất thoát vốn NSNN. Vì vậy để hướng tới một nền tài chính lành mạnh và vững chắc, vấn đề đặt ra là sẽ phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN trong thời gian tới.
Chương 3