Những nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 77)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Những nhân tố bên trong

3.3.2.1. Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty a, Sản phẩm giấy và bột giấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nền kinh tế mở cửa từ khi Việt Nam gia nhập WTO nên trên thị trƣờng chúng ta hiện nay có rất nhiều chủng loại sản phẩm giấy đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc lân cận nhƣ Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc. Sản phẩm giấy trong nƣớc phải cạnh tranh minh bạch, công bằng với các nƣớc tiên tiến nên gặp rất nhiều khó khăn.

Sản phẩm bột giấy của VINAPACO chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất giấy, hiện tại còn một số loại bột đặc thù mà VINAPACO chƣa làm đƣợc phải nhập khẩu từ các nƣớc có nền công nghiệp giấy phát triển nhƣ: Phần Lan, Thủy Điển, Trung Quốc.

Năng lực sản xuất hiện tại của Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam đạt 98.000 tấn bột giấy và 135.000 tấn giấy/ năm, trong đó Nhà máy Giấy Bãi Bằng sản xuất 78.000 tấn Bột giấy/năm và 125.000 tấn Giấy/năm; Công ty Giấy tissue Sông Đuống: 20.000 tấn Bột Giấy/năm và 10.000 tấn Giấy Tissue/năm.

Giấy của VINAPACO là giấy in, giấy viết, giấy ăn, giấy vệ sinh phục vụ cho các nhà in, nhà xuất bản, trƣờng học, doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng.

+ Giấy in: Giấy in có 2 dạng gia keo bề mặt hoặc không gia keo bề mặt, dùng để in các loại sách vở và tạp chí. Giấy in đƣợc cắt dạng tờ hoặc dạng cuộn lớn.

Dạng cuộn: Khổ từ 420 mm đến 1300 mm hoặc sản xuất theo yêu cầu của khách hàng: Định lƣợng: 52 - 120 g/m2; Độ trắng: Từ 82 - 92% ISO trở lên; bao gói bằng 3 lớp giấy kraft, bịt 2 đầu cuộn

Dạng tờ: Kích thƣớc theo yêu cầu của khách hàng. Bao gói thành ram bằng giấy kraft, các ram giấy đƣợc xếp thành kiện, 500 tờ/ram với giấy A3, A4. Đối với ram 500 tờ: Định lƣợng dƣới 75 g/m2

. Ram 250 tờ: Định lƣợng trên 75 g/m2

+ Giấy viết: Giấy viết dạng nguyên liệu cuộn lớn hoặc giấy cắt tờ khổ lớn đƣợc sử dụng để gia công sản xuất các loại vở học sinh, giấy tập, giấy ram, sổ công tác…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dạng cuộn: Khổ từ 650 mm đến 840 mm hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Định lƣợng: 55 - 120 g/m2. Độ trắng: Từ 82 - 92% ISO trở lên. Bao gói bằng 3 lớp giấy kraft, bịt 2 đầu cuộn.

Dạng tờ: Kích thƣớc đƣợc sản xuât theo yêu cầu của khách hàng, bao gói thành ram bằng giấy kraft, các ram đƣợc xếp thành kiện 500 tờ/ram với giấy A3, A4, mỗi ram 500 tờ: Định lƣợng dƣới 75 g/m2

. Ram 250 tờ: Định lƣợng trên 75 g/m2

.

Ngoài ra Tổng công ty còn có các loại giấy đƣợc sản xuất từ nguồn gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC do Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp. Loại giấy này phần lớn đƣợc xuất khẩu.

b, Sản phẩm điện

Tổng công ty có 1 nhà máy nhiệt điện với công suất thiết kế 28MW. Sản phẩm của nhà máy điện là hơi và điện, cung cấp theo yêu cầu các công đoạn trong phân xƣởng xeo và phân xƣởng bột của nhà máy giấy. Năng lực sản xuất của nhà máy điện hiện nay đạt trung bình 6450 MW/năm. Sản phẩm điện ngoài phục vụ sản xuất, tiêu dung trong Tổng công ty, khi dƣ thừa còn bán ra ngoài, hòa vào lƣới điện để cung cấp cho khách hàng.

c, Sản phẩm hóa chất

Hiện nay, Tổng công ty có 1 nhà máy hóa chất, dây chuyền sản xuất có năng lực sản xuất 6.500 tấn clo và 7.000 tấn xút/năm, chủ yếu cung cấp cho quá trình tẩy trắng cho bột giấy. Đặc điểm của sản phẩm này là mức độ và khả năng gây độc hại cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất là rất cao. Mặc dù đã đƣợc trang bị đầy đủ về bảo hộ lao động nhƣng lực lƣợng công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy hóa chất có tỷ lệ bệnh nghề nghiệp cao.

d, Sản phẩm nguyên liệu giấy

Với công suất sản xuất 98.000 tấn bột giấy và 135.000 tấn giấy/năm, lƣợng nguyên liệu tiêu tốn của Tổng công ty là khá lớn, khoảng 450.000 tấn gỗ nguyên liệu/năm. Nguồn nguyên liệu chính của Tổng công ty là gỗ cây keo và bạch đàn. Hiện tại bằng việc quản lý 19 Công ty Lâm nghiệp trực thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nằm trên địa bàn 5 tỉnh: Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang với diện tích đất đƣợc giao quản lý, sử dụng cho mục đích trồng rừng nguyên liệu giấy là 100.000 ha. Tổng công ty giấy Việt Nam đáp ứng đƣợc khoảng 60% lƣợng gỗ nguyên liệu cho sản xuất. Với chiến lƣợc phục vụ lâu dài, Tổng công ty đang tiếp tục đầu tƣ, mở rộng vùng nguyên liệu giấy, đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm ra những giống cây có chất lƣợng tốt, mạng lại năng suất cao phục vụ sản xuất giấy.

Sản phẩm nguyên liệu giấy có đặc điểm: đƣợc sản xuất hoàn toàn ngoài trời. Ngƣời công nhân trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác rừng đều lao động khá nặng nhọc. Thông thƣờng, những công nhân tạo ra sản phẩm này, bậc công nhân càng cao thì sức khỏe yếu, khả năng lao động thấp và thƣờng là xin giám định sức khỏe để về nghỉ trƣớc thời hạn quy định.

e. Dịch vụ tư vấn ngành giấy

Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực ngành giấy, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên, kỹ thuật viên VINAPACO có thể cung cấp một loạt dịch vụ tƣ vấn thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giấy, các dự án đầu tƣ nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, sữa chữa, bảo dƣỡng dây chuyền thiết bị vận hành sản xuất giấy, hóa chất, điện, cơ khí… liên quan đến ngành giấy phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đầu tƣ đa dạng của các tổ chức cá nhân. Đặc điểm của dịch vụ này là hiệu quả của nó rất khó định hình, khó thấy kết quả ngay trƣớc mắt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của tổng công ty Giấy Việt Nam

(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)

Sau quá trình tẩy trắng, bột giấy đƣợc đƣa ra phân xƣởng xeo để sản xuất giấy. Trƣớc tiên, bột giấy đƣợc bơm tới công đoạn chuẩn bị bột và phụ gia. Tại đây, bột giấy đƣợc nghiền với hệ thống máy nghiền để đƣa độ nghiền của bột từ 15o SR lên 35 - 40o SR. Do yêu cầu về sản lƣợng và chất lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sản phẩm, TCT đã phải nhập bột ngoại với tỷ lệ dùng từ 15 - 20%, bột ngoại nhập cũng đƣợc xử lý tại công đoạn này. Bột sau khi nghiền đƣợc phối chộn với một số phụ gia nhƣ keo ADK, CaCO3, Bentonite tinh bột, cataretin… nhằm cải thiện một số tính chất của tờ giấy sau này.

Để tờ giấy đạt đƣợc các tiêu chuẩn mong muốn về bền đẹp, trƣớc khi hình thành tờ giấy, dung dịch bột đƣợc xử lý qua hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp chất, tạo cho bột không bị vón cục và có nồng độ áp lực ổn định. Sau khi qua hệ thống phụ trợ, dung dịch bột giấy đƣợc đƣa lên máy xeo và tờ giấy ƣớt đƣợc hình thành, tờ giấy ƣớt tiếp tục qua bộ phận sấy khô, kết thúc công đoạn sấy khô tờ giấy đạt độ khô từ 93 - 95% và đƣợc cuộn lại thành từng cuộn giấy to.

Các cuộn giấy to đƣợc chuyển đến máy cắt cuộn để cuộn lại và cắt thành các cuộn giấy nhỏ có đƣờng kính từ 90 - 100 cm, còn chiều rộng cuộn giấy tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Nhờ có băng tải và thang máy, các cuộn giấy này đƣợc chuyển tới bộ phận hoàn thành để gia công, chế biến, bao gói thành các sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2.3. Tình hình tài chính

Bảng 3.15: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Đơn vị: triệu đồng

Tiêu chí

Năm 2011 Năm2012 Năm 2013

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) A. Tổng tài sản 56.619 100 99.514 100 108.603 100 I. Tài sản ngắn hạn 26.085 46 62.995 63,3 48.059 44,3 1. Tiền và các khoản tƣơng

đƣơng tiền 2.390 4,2 5.024 5 7.847 7,2 2. Các khoản phải thu 9.634 17 35.880 36 16.568 15,2 3. Hàng tồn kho 13.900 24,5 22.051 22,1 23.238 21,3 4. Tài sản ngắn hạn khác 162 0,3 40 0,2 406 0,6 II. Tài sản dài hạn 30.534 54 36.518 36,7 60.544 55,7 1. Tài sản cố định 30.124 53,2 35.848 36 59.496 45,5 2. Tài sản dài hạn khác 410 0,8 670 0,7 1.048 10,2 B. Tổng nguồn vốn 56.619 100 99.514 100 108.603 100 I. Nợ phải trả 18.690 33 55.838 56 35.153 32,3 1. Nợ ngắn hạn 4.977 8,8 31.394 31,5 27.079 24,9 2. Nợ dài hạn 13.713 24,2 24.444 24,5 8.074 7,4 II. Vốn chủ sở hữu 37.929 67 43.676 44 73.450 67,7 1. Vốn chủ sở hữu 37.504 66 42.990 43,2 72.288 66 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 425 1 686 0,8 1.162 1,7

(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam) * Cơ cấu tài sản

- Giá trị tổng tài sản của Tổng công ty không ngừng đƣợc tăng lên trong các năm của giai đoạn. Theo đó, năm 2011 tổng tài sản của Tổng công ty đạt 56.619 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 99.514 triệu đồng (tăng 75,7% so với năm 2011); đến năm 2013 giá trị này tiếp tục tăng lên mức 108.603 triệu đồng (tăng 9,1% so với năm 2012).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giá trị và cơ cấu tài sản ngắn hạn không ổn định theo các năm trong giai đoạn. Năm 2011 giá trị tài sản ngắn hạn đạt 26.085 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 46% giá trị tổng tài sản, năm 2012 tăng lên 62.995 triệu đồng (tăng 141,4% so với năm 2011), tƣơng đƣơng với 63,3% giá trị tổng tài sản); nhƣng sang năm 2013 giá trị tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 48.059 triệu đồng (giảm 23,7% so với năm 2012).

+ Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thì giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011 trong tổng 26.085 triệu đồng giá trị tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm đến 13.900 triệu đồng (53,3% giá trị tài sản ngắn hạn); năm 2012 giá trị hàng tồn kho tăng lên 22.051 triệu đồng (tăng 58,6% so với năm 2011) và năm 2013 tiếp tục tăng lên mức 23.238 triệu đồng (tăng 5,4% so với năm 2012). Là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh việc duy trì lƣợng hàng tồn kho là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên với tỷ lệ gia tăng lƣợng hàng tồn kho khá cao nhƣ trong các năm của giai đoạn 2011 - 2013 của Tổng công ty giấy Việt Nam phần nào ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của đơn vị.

+ Giá trị các khoản phải thu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hƣớng không ổn định theo các năm, tuy nhiên đây cũng là yếu tố chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Tổng công ty. Năm 2011 giá trị các khoản phải thu là 9.634 triệu đồng (tƣơng đƣơng với 36,9% giá trị tài sản ngắn hạn), năm 2012 tăng lên 35.880 triệu đồng (tăng 272,4% so với năm 2011). Sự gia tăng này một phần bắt nguồn từ chính sách thanh toán của Tổng công ty dành cho từng đối tƣợng khách hàng khác nhau và cũng là một trong những chính sách để thu hút khách, nâng cao năng lực cạnh tranh mà đơn vị đang áp dụng. Tuy nhiên, các khoản phải thu cao sẽ ảnh hƣởng đến khả năng quay vòng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, thiếu tính chủ động về tình hình tài chính. Năm 2013 tình hình này đã đƣợc cải thiện, thể hiện qua tỷ lệ giảm đáng kể của giá trịcác khoản phải thu, chỉ còn 16.568 triệu đồng (giảm 53,8% so với năm 2012).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tài sản dài hạn có xu hƣớng tăng lên khá nhanh theo các năm, đặc biệt tăng cao trong năm 2013. Năm 2011 giá trị tài sản dài hạn của Tổng công ty là 30.534 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 36.518 triệu đồng (tăng 19,6% so với năm 2011) và năm 2013 tăng lên 60.544 triệu đồng (tăng 65,7% so với năm 2012).

* Cơ cấu nguồn vốn

Giá trị các khoản nợ phải trả không ổn định theo các năm trong giai đoạn. Năm 2011 nợ phải trả của VINAPACO là 18.690 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 55.838 triệu đồng (tăng 198,7% so với năm 2011); sang năm 2013 giá trị các khoản nợ phải trả giảm xuống còn 35.153 triệu đồng (giảm 37,1% so với năm 2012).

Tƣơng tự với giá trị các khoản nợ phải trả, giá trị vốn chủ sở hữu của VINAPACO cũng có xu hƣớng không ổn định theo các năm của giai đoạn 2011 - 2013. Tuy nhiên với xu hƣớng gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và chiếm ƣu thế trong tổng nguồn vốn trong năm 2013 (chiếm 67,7% tổng nguồn vốn) là một biểu hiện tốt trong tình hình tài chính nói chung của đơn vị, bởi các hoạt động kinh doanh không bị phụ thuộc nhiều vào các khoản tiền vay.

3.4. Đánh giá về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng công ty giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)