5. Bố cục của luận văn
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo đƣợc thực hiện khi tiến hành đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển của cán bộ công nhân viên tại các phòng, ban. Kế hoạch đào tạo đƣợc lập trên cơ sở yêu cầu của ban lãnh đạo Tổng công ty, yêu cầu của bộ phận và nguyện vọng của cá nhân.
Trong quý 1 hàng năm, cán bộ nhân viên đăng kí đào tạo với cán bộ quản lý trực tiếp bằng cách thảo luận và thống nhất về các nội dung:
Thứ nhất là yêu cầu của trƣởng bộ phận đối với nhân viên nhằm hoàn thiện hoặc nâng cao trình độ nhân viên. Thứ hai là nguyện vọng đào tạo của nhân viên.
Về mặt khách quan, mỗi cán bộ nhân viên có thể chƣa thể hiểu hết đƣợc những thiếu sót của mình trong quá trình thực hiện công việc. Cán bộ quản lý trực tiếp là ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc và làm việc với nhân viên, họ có thể hiểu rõ hơn về những thiếu sót đó và yêu cầu nhân viên thực hiện một số khoá đào tạo để nâng cao trình độ.
Việc khảo sát nhu cầu đào tạo của VINAPACO đƣợc thực hiện thông qua 2 phƣơng pháp áp dụng với các loại lao động khác nhau. Đối với nhân viên sẽ phải điền vào phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo, đối với cán bộ quản lý sẽ sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo sẽ cho biết các thông tin nhƣ: đánh giá của nhân viên về hoạt động đào tạo nói chung cũng nhƣ nội dung đào tạo mà nhân viên đã đƣợc tham dự, nhận xét của nhân viên về phƣơng pháp giảng dạy, các môn học mà họ cảm thấy cần thiết cho công việc của họ và cần phải thực hiện đào tạo, thời gian phù hợp cho việc đào tạo…
Nội dung đào tạo đƣợc ghi rõ trong bản đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển của cá nhân và đƣợc trƣởng bộ phận phê duyệt. Trong trƣờng hợp kế hoạch phát triển cá nhân của nhân viên không nằm trong bản đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển thì cán bộ nhân sự đơn vị có trách nhiệm tập hợp các yêu cầu đào tạo và lập kế hoạch đào tạo đơn vị trình trƣởng đơn vị phê duyệt.
Trƣởng đơn vị chỉ đạo cán bộ nhân sự đơn vị tập hợp nhu cầu đào tạo của nhân viên trong đơn vị và lập kế hoạch đào tạo. Trong trƣờng hợp cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thiết, trƣởng đơn vị có thể xem xét yêu cầu các cán bộ quản lý cấp bộ phận và các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan xem xét kế hoạch đào tạo bộ phận trƣớc khi phê duyệt. Bản kế hoạch đào tạo của bộ phận đƣợc gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự VINAPACO để kiểm soát việc thực hiện đào tạo của bộ phận và khả năng hỗ trợ đào tạo cho toàn Tổng công ty.
Cán bộ phụ trách nhân sự của Tổng công ty căn cứ vào kế hoạch đào tạo của đơn vị, phối hợp đánh giá khả năng thực hiện của mình và khả năng cung cấp của các tổ chức đào tạo, lập kế hoạch đào tạo chung cho toàn đơn vị và trình ban lãnh đạo quyết định. Khi cần thiết, ban lãnh đạo VINAPACO thành lập hội đồng đào tạo để xem xét và tƣ vấn trƣớc khi quyết định.
Kế hoạch đào tạo hàng năm của VINAPACO đƣợc phổ biến đến các phòng, ban. Cán bộ nhân sự đơn vị cập nhật các thay đổi nhu cầu đào tạo và kế hoạch của đơn vị (nếu có) khi tiến hành làm bản đánh giá hoàn thành công việc và kế hoạch phát triển giữa năm và gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự VINAPACO để hiệu chỉnh kế hoạch đào tạo chung cho toàn đơn vị.
Đối với các trƣờng hợp đào tạo đột xuất: nhân viên có nguyện vọng đƣợc đào tạo đột xuất thì làm đơn đề nghị gửi trƣởng bộ phận xem xét, bộ phận có nhu cầu đào tạo nhân viên đột xuất thì trƣởng bộ phận làm đơn đề nghị. Đơn đƣợc gửi cho cán bộ phụ trách nhân sự VINAPACO xem xét sau đó trình ban giám đốc xem xét hoặc phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt do VINAPACO quy định căn cứ theo mức chi phí phát sinh. Các trƣởng bộ phận có thể đề nghị nhân viên ở bộ phận khác đào tạo nhƣng cần có sự đồng ý của trƣởng bộ phận tƣơng ứng.
Bảng 3.5: Nhu cầu đào tạo của VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Đơn vị: người
Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch đào tạo 380 403 436
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
% thực hiện so với kế hoạch 119 119 121
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
Nhìn vào bảng trên ta thấy số nhân viên thực tế đƣợc đào tạo hàng năm cao hơn số ngƣời dự kiến sẽ đào tạo khá nhiều chứng tỏ khâu xác định nhu cầu đào tạo của đơn vị chƣa đƣợc tốt. Năm 2011 bộ phận nhân sự của VINAPACO tổng hợp nhu cầu đào tạo là 380 ngƣời, trong khi thực tế đào tạo là 453 ngƣời, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch là 119%. Năm 2012 bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu đào tạo là 403 ngƣời, trong khi đó thực tế đào tạo lại là 479 ngƣời, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch là 119%; sang năm 2013 tỷ lệ này là 121%. Việc vƣợt mức quá nhiều nhƣ thế gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của đơn vị trong năm tài chính, đòi hỏi trong thời gian tới ban lãnh đạo VINAPACO cần đầu tƣ và chú trọng hơn nữa đến công tác xác định nhu cầu đào tạo.
* Nội dung và phương pháp đào tạo
Bảng 3.6: Cơ cấu đào tạo theo nội dung đào tạo của VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Tiêu chí
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) - Kỹ thuật sản xuất 127 28 144 30 174 33 - Quản lý 186 41 206 43 254 48 - Kinh doanh 140 31 129 27 100 19 Tổng số nhân viên đào tạo 453 100 479 100 528 100
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
Hàng năm VINAPACO tổ chức đào tạo cho cán bộ nhân viên với các nội dung chủ yếu là: nội dung đào tạo về kỹ thuật sản xuất, về quản lý và kinh doanh. Trong những năm gần đây, số lƣợng cán bộ nhân viên đƣợc tham gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đào tạo theo các nội dung này không có chênh lệch nhiều. Trong đó đào tạo về kỹ thuật sản xuất ít đƣợc chú trọng nhất so với các nội dung còn lại. Năm 2011 trong tổng số 453 ngƣời đƣợc tham gia đào tạo thì chỉ có 127 ngƣời, tƣơng đƣơng với 28% đƣợc tham gia đào tạo về kỹ thuật sản xuất. Năm 2012 tỷ lệ này là 30% và năm 2013 là 33%.
Bảng 3.7: Số ngƣời tham gia đào tạo theo phƣơng pháp đào tạo tại VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Tiêu chí
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cử đi học các trƣờng chính quy 82 18 100 21 116 22 Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo 254 56 283 59 343 65 Phƣơng pháp khác 117 26 96 20 69 13 Tổng số 453 100 479 100 528 100
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
Nhƣ vậy, việc tham gia các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo là phƣơng pháp đào tạo phổ biến nhất đƣợc VINAPACO áp dụng trong những năm gần đây. Năm 2011 trong tổng số 453 ngƣời đi đào tạo thì có đến 254 ngƣời, tƣơng đƣơng với 56% tham gia phƣơng pháp này; sang năm 2012 và 2013 tỷ lệ này lần lƣợt là 59% và 65% tổng số ngƣời đƣợc cử đi đào tạo trong năm.
Phƣơng pháp cử đi học các trƣờng chính quy cũng đƣợc ban lãnh đạo Tổng công ty chú trọng áp dụng, tuy nhiên số lƣợng ngƣời tham gia không nhiều và thƣờng chỉ áp dụng cho cán bộ quản lý của đơn vị mà thôi. Năm 2011 có 82 ngƣời tham gia phƣơng pháp đào tạo là cử đi học tại các trƣờng chính quy, năm 2012 tăng lên 100 ngƣời và năm 2013 tiếp tục tăng lên 116
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngƣời. Đây là phƣơng pháp phải đầu tƣ khá nhiều thời gian cũng nhƣ chi phí nên áp dụng cho bộ máy lãnh đạo Tổng công ty cũng là điều hợp lý.
Các phƣơng pháp đào tạo khác nhƣ đào tạo qua internet, đào tạo trực tuyến chiếm tỷ lệ khá cao nhƣng giảm dần theo các năm. Giảm từ 26% tổng số ngƣời đƣợc đào tạo năm 2011 xuống còn 13% năm 2013.
* Kinh phí đào tạo
Tại VINAPACO, kinh phí cho hoạt động đào tạo đƣợc cấp từ các nguồn sau:
- Kinh phí đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm của đơn vị;
- Kinh phí sử dụng từ nguồn quỹ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; - Kinh phí hỗ trợ từ Bộ công thƣơng.
Bảng 3.8: Chi phí cho hoạt động đào tạo tại VINAPACO giai đoạn từ năm 2011- 2013
Tiêu chí
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Trích từ lợi nhuận
hàng năm của đơn vị 975 66,1 1.217 72,3 1.410 79,0 Quỹ đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực 414 28,1 363 21,6 264 14,8 Hỗ trợ từ Bộ công thƣơng 86 5,8 103 6,1 112 6,2
Tổng số 1.475 100 1.683 100 1.786 100
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
1475 1683 1786 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2012 2013 Triệu đồng Năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.3: Tình hình gia tăng chi phí cho hoạt động đào tạo tại VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
Tốc độ tăng trƣởng cho phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo tại VINAPACO tăng khá nhanh. Năm 2011 chi phí này là 1.475 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 1.683 triệu đồng (tăng 14,1% so với năm 2011); năm 2013 chi phí đầu tƣ cho hoạt động đào tạo tại công ty tiếp tục tăng lên mức 1.786 triệu đồng (tăng 6,1% so với năm 2012). Điều đặc biệt trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực tại VINAPACO là Tổng công ty đầu tƣ hoàn toàn chi phí cho cán bộ nhân viên tham gia các hình thức đào tạo, tạo điều kiện để thúc đẩy nhân viên nâng cao trình độ, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.
Cơ cấu chi phí cho hoạt động đào tạo: chi phí cho hoạt động đào tạo tại VINAPACO nguồn chủ yếu đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm từ hoạt động kinh doanh. Năm 2011 trong tổng 1.475 triệu đồng tổng chi phí đào tạo thì chi phí trích từ lợi nhuận của đơn vị chiếm đến 66,1%, tƣơng đƣơng với 975 triệu đồng. Năm 2012 trong tổng 1.683 triệu đồng tổng chi phí đào tạo thì chi phí trích từ lợi nhuận là 1.217 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 72,3%; năm 2013 giá trị chi phí từ nguồn này tăng lên 1.410 triệu đồng, tiếp tục duy trì mức cao, với 79,0% tổng chi phí.
Ngoài chi phí trích từ lợi nhuận hàng năm của công ty thì chi phí trích từ quỹ đào tạo và phát triển nhân lực cũng đóng góp một phần cho việc nâng cao công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị, nhƣng những năm gần đây các nguồn này tỷ lệ chƣa cao. Tính đến năm 2013 chi phí trích từ quỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty đóng góp cho đào tạo là 264 triệu đồng.
Ngoài ra, để đáp ứng sự phát triển của đơn vị, hàng năm cơ quan chủ quan của đơn vị là Bộ công thƣơng cũng đóng góp một tỷ lệ nhất định cho chi phí đào tạo nguồn nhân lực, nhƣng tỷ lệ này không nhiều. Trong các năm của giai đoạn 2011 - 2013 thì có năm 2013 chi phí hỗ trợ từ Bộ đạt tỷ lệ cao nhất với 6,2%, tƣơng đƣơng với 112 triệu đồng.
* Đánh giá kết quả đào tạo
Cuối mỗi khóa đào tạo, bộ phận hành chính của đơn vị phối hợp với các phòng, ban và bộ phận khác trong đơn vị đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Các tiêu chí dùng để đánh giá kết quả đào tạo là:
- Đối với các loại hình đào tạo là tham gia các trƣờng chính quy thì đánh giá căn cứ vào xếp loại văn bằng mà nhân viên nhận đƣợc sau khóa đào tạo.
- Đối với các khóa bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hay tham gia các buổi thảo luận, hội thảo: đánh giá thông qua chứng chỉ khóa học (nếu có) hoặc đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ của nhân viên sau mỗi khóa học. Thực chất việc đánh giá học viên thông qua trình độ nghiệp vụ sau mỗi khóa học còn mang tính chất mơ hồ và thiếu cụ thể. Và hoạt động này tại các bộ phận diễn ra thƣờng thiếu tính khách quan, gần nhƣ tất cả những đối tƣợng tham gia các khóa học này đều đƣợc lãnh đạo các bộ phận quản lý trực tiếp trong Tổng công ty đánh giá và nhận xét tốt.
Bảng 3.9: Xếp loại nhân viên sau các khóa đào tạo tại VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Đơn vị: ngƣời Tiêu chí Năm 2012 Năm 2012 Năm 2013 Văn bằng học viên nhận đƣợc sau đào tạo
Giỏi - - 5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trung bình - - -
Đánh giá học viên tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ và tham gia hội nghị, tập huấn (*)
Tốt 371 379 412
Khá - - -
Trung bình - - -
(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)
Ghi chú: (*) Đánh giá học viên tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, kỹ năng và tham gia hội nghị, tập huấn là theo ý kiến nhận xét của lãnh đạo phòng, ban hay bộ phận học viên trực tiếp công tác.
Nhƣ vậy, nhìn một cách tổng quan kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại VINAPACO giai đoạn 2011 - 2013 là tƣơng đối tốt. Trong năm 2011 có 371 ngƣời tham gia các lớp đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao nghiệp vụ hay tham dự hội nghị, tập huấn thì cả 371 ngƣời này sau khi kết thúc quá trình đào tạo đều đƣợc đánh giá tốt. Năm 2012 có 379 ngƣời tham gia hình thức này thì 379 ngƣời này đều đƣợc lãnh đạo trực tiếp đánh giá tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tƣơng tự nhƣ vậy, sang năm 2013 có 412 ngƣời cũng nhận đƣợc kết quả đánh giá tốt.
Đánh giá những ngƣời lao động tham gia đào tạo căn cứ vào văn bằng mà ngƣời lao động đƣợc cấp sau khi kết thúc khóa đào tạo thì đa số là ngƣời có bằng khá, không có bằng trung bình;
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác đào tạo tại VINAPACO giai đoạn từ năm 2011 - 2013
Đơn vị: ngƣời
TT Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng số ngƣời đi đào tạo 453 479 528 2 Số ngƣời đƣợc thăng chức 18 19 24 3 Số ngƣời đƣợc nâng lƣơng 286 291 302
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hiệu quả công tác đào tạo không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hay kỹ năng của nhân viên mà còn đƣợc thể hiện qua số lƣợng ngƣời đƣợc thăng chức và đƣợc nâng lƣơng sau các khóa đào tạo. Cụ thể tại VINAPACO, giai đoạn 2011 - 2013 cả 2 chỉ tiêu trên đều có xu hƣớng tăng lên theo các năm: năm 2011 trong tổng 453 ngƣời đƣợc cử đi đào tạo thì có 18 ngƣời đƣợc thăng chức và 286 ngƣời đƣợc nâng lƣơng, năm 2012 trong tổng số 1479 ngƣời đƣợc đi đào tạo thì có 19 ngƣời đƣợc thăng chức và 291 ngƣời đƣợc tăng lƣơng, năm 2013 số lƣợng này tăng lên 24 ngƣời và 302 ngƣời.