Đãi ngộ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 68)

5. Bố cục của luận văn

3.2.6. Đãi ngộ nguồn nhân lực

* Tiền lương

Bảng 3.11: Tiền lƣơng của ngƣời lao động tại Tổng công ty giấy giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Năm

Tổng quỹ lƣơng năm

(triệu đồng)

Lƣơng bình quân

(triệu đồng/ngƣời/tháng)

Số tiền % tăng Số tiền % tăng

2011 312.652 - 5,52 -

2012 353.329 13,0 6,11 10,68

2013 422.433 19,5 6,69 9,49

(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)

+ Tổng quỹ lƣơng của VINAPACO tăng lên theo các năm trong giai đoạn. Năm 2011 tổng quỹ lƣơng của VINAPACO đạt 312.652 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 353.329 triệu đồng (tăng 13,0% so với năm 2011); sang năm 2013 tỷ lệ tăng trƣởng của giá trị tổng quỹ lƣơng là 19,5%.

+ Song song với tình hình gia tăng của tổng quỹ lƣơng thì mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời lao động tại VINAPACO cũng tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣởng khá cao theo các năm trong giai đoạn. Theo đó, năm 2011 mức lƣơng trung bình của ngƣời lao động của VINAPACO đạt 5,52 triệu đồng/ngƣời/tháng; năm 2012 tăng lên 6,11 triệu đồng/ngƣời/tháng (tăng 10,68% so với năm 2011) và năm 2013 tỷ lệ tăng trƣởng của mức lƣơng bình quân của lao động tổng công ty đạt 9,49%.

+ Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với công tác tiền lƣơng của VINAPACO chƣa cao.

Bảng 3.12: Mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với công tác tiền lƣơng tại VINAPACO

TT Tiêu chí Tốt Trung bình Kém Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1 Hệ thống tiền lƣơng rõ ràng, minh bạch 96 32 111 37 93 31 2 Thời điểm trả lƣơng hợp lý 264 88 36 12 - - 3 Duy trì mức

lƣơng hiện tại 75 25 144 48 81 27

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Trong số những ngƣời tác giả tham gia khảo sát ý kiến về chế độ tiền lƣơng của VINAPACO thì số lƣợng đánh giá tính minh bạch, rõ ràng trong chính sách tiền lƣơng chỉ ở mức trung bình chiếm tỷ lệ khá cao (37% trong tổng số ngƣời đƣợc khảo sát), số lƣợng ngƣời đánh giá mức độ kém cũng lên đến 31%; còn số ngƣời đánh giá tốt chỉ ở mực 32%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với tiêu chí mức lƣơng hiện tại mà ngƣời lao động tại VINAPACO nhận đƣợc: mức độ đánh giá trung bình cũng chiếm ƣu thế với 48%, mức độ kém cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 27%, còn số ngƣời đánh giá tốt chiếm thấp nhất trong tổng số ngƣời tham gia khảo sát, chỉ có 25%.

Với những số liệu nêu trên, chứng tỏ công tác tiền lƣơng tại VINAPACO vẫn chƣa đƣợc đa số ngƣời lao động đánh giá cao và họ chƣa thật sự hài lòng với công sức lao động mình bỏ ra với giá trị mình thu về để phục vụ cho mức sống hàng ngày.

* Chế độ đãi ngộ nhân viên

- Công tác khen thưởng: Công tác thi đua, khen thƣởng luôn đƣợc lãnh đạo VINAPACO quan tâm, duy trì. VINAPACO thƣờng xuyên phát động các đợt thi đua ngắn ngày cho cán bộ công nhân viên, đề ra nội dung thi đua với chỉ tiêu sát thực, phù hợp với từng thời điểm trong năm. Kết thúc mỗi đợt thi đua đều có sơ kết, tổng kết, xét khen thƣởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.

Bảng 3.13: Số lƣợng nhân viên đƣợc khen thƣởng tại VINAPACO trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số ngƣời đƣợc khen thƣởng (ngƣời) 117 142 156

Lao động quản lý (ngƣời) 43 43 46

Nhân viên các bộ phận (ngƣời) 74 99 110 Tổng giá trị khen thƣởng (triệu đồng) 841 879 989

(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)

Tổng số nhân viên đƣợc khen thƣởng tại VINAPACO tăng lên theo các năm trong giai đoạn, nhƣng tỷ lệ tăng không nhiều. Năm 2011 toànTổng công ty có 117 ngƣời đƣợc khen thƣởng, năm 2012 tăng lên 142

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngƣời (tăng 21,4% so với năm 2011); năm 2013 tăng lên 156 ngƣời (tăng 9,8% so với năm 2012). Điều này chứng tỏ phong trào thi đua giữa các bộ phận, các các cá nhân tại VINAPACO luôn đƣợc ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện.

Xét về cơ cấu số lƣợng nhân viên đƣợc khen thƣởng thì nhân viên thuộc bộ phận quản lý luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Năm 2011 trong tổng số 117 ngƣời đƣợc khen thƣởng thì bộ phận quản lý chiếm 43 ngƣời (chiếm 36,7%); năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ này ở mức 30,3% và 29,5%.

Tổng giá trị đơn vị chi cho công tác khen thƣởng cũng có xu hƣớng tăng lên theo các năm. Năm 2011 tổng giá trị khen thƣởng đạt 841 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 879 triệu đồng (tăng 4,5% so với năm 2011) và năm 2013 tiếp tục tăng lên 989 triệu đồng (tăng 12,5% so với năm 2012).

- Chế độ bảo hiểm: VINAPACO thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm

xã hội, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.

- Các chế độ đãi ngộ khác: Một số quy chế đãi ngộ khác nhƣ: quy chế dân chủ, quy chế chính sách xã hội, quy chế tham quan du lịch, quy chế khuyến khích tài năng trẻ, quy chế hỗ trợ nữ cán bộ công nhân viên, quy chế hỗ trợ hƣu trí… đều đƣợc VINAPACO chú trọng thực hiện. Trong quá trình thực hiện, các quy chế đƣợc bổ sung, sửa đổi, hƣớng dẫn thực hiện kịp thời, đúng quy định của Nhà nƣớc.

3.2.7. Đánh giá nhân lực

a) Tiêu chuẩn đánh giá

Hiện nay VINAPACO tiến hành đánh giá nhân lực dựa trên các tiêu chuẩn sau:

* Đặc tính công việc

- Khối lƣợng công việc: Lƣợng công việc mà ngƣời lao động làm thông qua bản thiết kế công việc tƣơng ứng với chức danh của loại công việc đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chất lƣợng công việc: Mức độ hoàn thành công việc của ngƣời lao động so với kế hoạch đề ra.

- Thời gian hoàn thành công việc: Khoảng thời gia ngƣời lao động hoàn thành công việc so với thời hạn của VINAPACO đề ra.

* Đặc tính cá nhân

- Thái độ làm việc: thể hiện ở việc nhân viên có thực hiện tốt quy định chung của VINAPACO cũng nhƣ quy định riêng của bộ phận mà ngƣời lao động đó làm việc.

- Khả năng học hỏi của ngƣời lao động: Thể hiện sự ham học hỏi của ngƣời lao động từ đồng nghiệp, khách hàng, học hỏi qua những kinh nghiệm trong quá trình làm việc…

- Thái độ phục vụ khách hàng: Thể hiện ở cách ứng xử nhanh nhẹn, vui vẻ, nhiệt tình phục vụ một cách chu đáo, thân thiện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm: Thể hiện qua khả năng và nhiệt tình làm việc với đồng nghiệp, quản lý và cấp dƣới.

- Mức độ cống hiến và trung thành với VINAPACO: Tiêu chí này đƣợc đánh giá qua khả năng sáng tạo, sáng kiến trong công việc và thâm niên công tác của ngƣời lao động.

- Khả năng làm việc độc lập: Thể hiện qua khả năng làm việc tự lập, cẩn thận và có trách nhiệm với công việc đƣợc giao.

Riêng đối với nhà quản trị cấp cơ sở trở lên thì đƣợc đánh giá thêm qua một số tiêu chuẩn sau:

- Khả năng lãnh đạo: Thể hiện qua khả năng thuyết phục, hƣớng dẫn nhân viên cấp dƣới làm theo.

- Khả năng giải quyết vấn đề và đƣa ra quyết định: Thể hiện qua việc xử lý tình huống và đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết các tình huống phát sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, VINAPACO đang sử dụng phƣơng pháp đánh giá bằng cách cho điểm kết hợp phƣơng pháp ghi chép lƣu trữ. Ngƣời lao động đƣợc đánh giá theo thang điểm từ 10 - 100 và xếp loại A (90 - 100), loại B (70 - 90), loại C (50 - 70) và loại D (<50).

Sau mỗi tháng làm việc, ngƣời lao động tự đánh giá quá trình làm việc của bản thân trong 1 tháng thông qua mẫu đánh giá in sẵn của VINAPACO bao gồm các tiêu chí trên và nộp lại cho cấp trên của mình (trƣởng của các bộ phận). Đồng thời, các trƣởng của các bộ phận cũng đánh giá ngƣời lao động cấp dƣới của mình dựa trên các tiêu chí trên có trong mẫu đánh giá và kết hợp với những sự kiện, hành vi xuất sắc hoặc yếu kém của ngƣời lao động đã đƣợc ghi lại trong 1 tháng làm việc cùng với bản tự đánh giá của ngƣời lao động để tổng hợp và đƣa ra kết quả cuối cùng. Từ những kết quả đánh giá đó, ban lãnh đạo sẽ có cơ sở cho các quyết định về nhân lực nhƣ đãi ngộ, tuyển mộ, đào tạo hay thuyên chuyển công tác thậm chí cho thôi việc nhân viên sau mỗi quý, mỗi năm.

c) Kết quả đánh giá giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá nhân viên giai đoạn từ năm 2011 - 2013 tại VINAPACO

Tiêu chí

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Loại A 2.547 53,97 2.628 54,54 2.962 56,3 Loại B 1.273 26,98 1.570 32,58 1.742 33,1 Loại C 824 17,46 621 12,88 558 10,6 Loại D 76 1,59 - - - - Tổng số lao động 4.720 100 4.819 100 5.262 100

(Nguồn: Tổng công ty giấy Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy: Số lƣợng lao động xếp loại A tại VINAPACO đang có xu hƣớng tăng lên theo các năm. Năm 2011 có 2.547 ngƣời đƣợc xếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

loại A, tƣơng đƣơng với 53,97% tổng số lao động. Năm 2012 số lƣợng này tăng lên 2.628 ngƣời (tăng 3,2% so với năm 2011) và năm 2013 tăng lên 2.962 ngƣời (tăng 12,7% so với năm 2012).

Số lƣợng lao động xếp loại B cũng tăng lên theo các năm. Năm 2011 trong tổng số 4.720 ngƣời thì có 1.273 ngƣời xếp loại B, tƣơng đƣơng với 26,98%. Năm 2012 số ngƣời xếp loại B tăng lên 1.570 ngƣời (tăng 23,3% so với năm 2011), tƣơng đƣơng với 32,58% tổng số lao động và năm 2013 số lƣợng này tiếp tục tăng lên 1.742 ngƣời (tƣơng đƣơng với 33,1% tổng số nhân lực toàn Tổng công ty).

Khác với xu hƣớng gia tăng số lƣợng lao động xếp loại A và B, số lƣợng lao động xếp loại C tại VINAPACO giảm dần, giảm từ 824 ngƣời năm 2011 xuống còn 558 ngƣời năm 2013. Ngoài ra, số lao động xếp loại D trong 2 năm 2012 và năm 2013 đã không còn.

Nhƣ vậy, thông qua kết quả đánh giá nhân lực tại VINAPACO cho thấy công tác đánh giá nhân lực đem lại kết quả tốt. Việc đánh giá ngƣời lao động đã làm tăng số lao động xếp loại A và B đồng thời giảm lao động xếp loại C và không có nhân viên xếp loại D. Công tác đánh giá nhân lực đƣợc đơn vị thực hiện thƣờng xuyên nhƣ hiện nay sẽ giúp cho các quyết định quản trị về nhân lực đặc biệt là đãi ngộ vào cuối kỳ đƣợc thực hiện một cách dễ dàng hơn. Từ đó tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng của ngƣời lao động và giúp họ điều chỉnh kịp thời những mặt yếu trong công việc.

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực của Tổng công ty giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)