Những nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 74)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Những nhân tố bên ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Luật pháp: Trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào, môi trƣờng pháp luật luôn là một nền tảng quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động, phát triển. Xét về hoạt động quản lý nguồn nhân lực ta có thể thấy các quy định pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến nội dung này khá hoàn thiện và có cơ chế đảm bảo thực hiện.

Luật lao động tạo cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện ngƣời sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nƣớc về lao động…

Các văn bản pháp luật về tiền lƣơng: NĐ Số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lƣơng; Thông tƣ số 12/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2013. Hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2012/NĐ-CP ngày 31/12/2012 về tiền lƣơng đối với ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nƣớc… tạo cơ sở pháp lý để xây dựng chính sách tiền lƣơng cũng nhƣ chính sách đãi ngộ cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

+ Chính trị: Việt Nam là nƣớc có nền chính trị ổn định, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để có thể thu hút đƣợc các nguồn lực đầu tƣ từ nƣớc ngoài, hơn nữa bản thân nhân viên trong doanh nghiệp cũng có điều kiện mở mang, giao lƣu trao đổi kiến thức với các bạn bè là các đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6.7 5.89 5.03 0 2 4 6 8 2011 2012 2013 năm % %

Hình 3.4: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 có xu hƣớng giảm dần. Năm 2011 là 6,7%; sang năm 2012 giảm xuống 5,89% và năm 2013 tiếp tục giảm còn 5,03%. Nhƣ vậy tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn này cũng không mấy khả quan. Theo đánh giá chung, năm 2012 đƣợc nhận định là năm khá khắc nghiệt đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có cả VINAPACO, đặt đơn vị trƣớc những thách thức nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Tất nhiên trong bối cảnh khó khăn chung nhƣ vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp chƣa có nhiều điều kiện để đầu tƣ cho công tác quản lý nguồn nhân lực.

- Yếu tố xã hội: Ở các địa phƣơng phát triển nhanh, dân cƣ tập trung đông đúc thì nhu cầu học tập, nâng cao trình độ cũng sẽ cao hơn so với các khu vực khác. VINAPACO có thế mạnh khi có trụ sở tại Hà Nội - khu vực có điều kiện kinh tế phát triển, điều này sẽ góp phần giúp cho chiến lƣợc quản lý nguồn nhân lực của đơn vị đƣợc thực hiện nhanh chóng hơn.

- Kỹ thuật công nghệ: Ngày nay xu hƣớng quốc tế hóa và sự thay đổi nhanh của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều các thành tựu công nghệ đƣợc áp dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, và để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thích ứng kịp thời với sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua việc nâng cao trình độ, chú trọng vào hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực.

- Thu nhập bình quân của Việt Nam

Hình 3.5: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 - 2013

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung từ năm 2011 trở lại đây gặp khá nhiều khó khăn, tuy nhiên mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam lại tăng lên theo các năm. Năm 2011 giá trị này là 1.064 nghìn USD/ngƣời/năm; đến năm 2012 tăng 9,7% so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng 11,3% so với năm 2012. Điều này có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có cả vấn đề quản lý nguồn nhân lực. Bởi thực tế khi điều kiện cuộc sống đƣợc nâng cao, bản thân ngƣời lao động cũng sẽ có nhu cầu để nâng cao trình độ, kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty giấy Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)