- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực
2.4.1 Thực trạng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hoá đơn
sách, chứng từ, hoá đơn
Số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp được ghi chép đúng sẽ phản ánh thực trạng tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Do đó, việc ghi chép, hạch toán trên sổ sách kế toán phải trung thực, đúng với tình hình kinh doanh thực tế của đơn vị. Nhìn chung, việc tổ chức hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp đều tuân thủ theo các quy định hiện hành trong luật và chuẩn mực kế toán. Các doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở của hệ thống chế độ kế toán và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để tổ chức một hệ thống kế toán cho phù hợp bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và các BCTC đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp cũng như yêu cầu lập các BCTC. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện thấy: nhóm ĐTNT lớn gồm các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hệ thống kế toán và lưu giữ sổ sách kế toán tốt và khoa học hơn rất nhiều so với nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài quốc doanh), hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hệ thống kế toán, các doanh nghiệp vẫn còn một số vấn đề tồn tại cơ bản sau:
Thứ nhất, về chấp hành Luật kế toán.
thời ảnh hưởng của thói quen cũ nên ở hầu hết các doanh nghiệp đều chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về Luật kế toán. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp còn kém, một số còn lợi dụng những kẽ hở của Luật hoặc cố ý vi phạm, làm không đúng Luật để tham ô, tham nhũng...
Thứ hai, về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán.
Việc lựa chọn hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý kinh doanh cũng như trình độ của người làm kế toán ở doanh nghiệp. Song một số doanh nghiệp lựa chọn những mẫu sổ không được sử dụng hoặc nội dung ghi chép trong sổ chưa đầy đủ. Đối với không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ, công tác kế toán chỉ là đối phó với việc kiểm tra, quyết toán thuế, trong đơn vị tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống kế toán nội bộ chỉ có chủ doanh nghiệp được biết, không theo bất kỳ quy định nào của pháp luật. Hệ thống kế toán thứ 2 về hình thức thì theo đúng quy định của pháp luật nhưng thông tin, số liệu trong đó hoàn toàn không phản ánh đúng thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp không mở sổ sách theo chế độ kế toán hiện hành, mà chỉ đi thuê kế toán làm công, ghi chép và hạch toán theo ý của chủ doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, quản lý, các công ty này cũng lập một số loại sổ dành cho ghi chép thủ công, đôi khi số liệu và hành văn của các sổ này không rõ ràng, mạch lạc, thậm chí còn tẩy xoá số liệu; không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp khác nhau thường sử dụng phần mềm kế toán khác nhau và như vậy các mẫu sổ không giống nhau đã làm giảm tính hiệu quả, thống nhất về nguyên tắc vận dụng theo các hình thức kế toán quy định trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, đồng thời gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
trên các tài khoản.
Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán hiện hành phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, có doanh nghiệp chưa thực hiện đúng nội dung kinh tế trên các tài khoản kế toán đã quy định, đặc biệt là chưa xây dựng được cho doanh nghiệp một phân hệ tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị gồm các tài khoản kế toán tài chính và các tài khoản kế toán quản trị. Việc lựa chọn một hệ thống tài khoản thích ứng và phù hợp với yêu cầu quản lý đôi khi chưa được chú trọng, vận dụng kém hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu quản lý, thậm chí chủ yếu phục vụ cho việc lập các BCTC định kỳ đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước.
Trong hạch toán một số phần, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở một số tài khoản kế toán còn lẫn lộn và chưa có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp. Ví dụ, đối với chi phí tài chính, có đơn vị hạch toán ở Tài khoản 635, có đơn vị lại ghi ở Tài khoản 811...
Thậm chí một số doanh nghiệp do dựa vào phần mềm kế toán, sổ sách kế toán được ghi trên máy tính nên chủ quan, hàng năm công ty không in toàn bộ sổ sách phát sinh, sổ in ra không có số trang, không đóng dấu giáp lai, không có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Đến khi Đoàn thanh tra, kiểm tra hỏi đến thì mới in ra, nhiều khi phần mềm bị lỗi, gây khó khăn trong việc kiểm tra.
Thứ tư, về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu.
Đây là khâu quan trọng, đảm bảo sự chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi trong sổ kế toán và báo cáo kế toán. Thực tế hiện nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào lập được danh mục các chứng từ cần thiết cũng như thiết lập cho mình một trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý và phổ biến nó tới từng kế toán viên của doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp còn vi phạm đến những quy định mang tính bắt buộc của Chế độ chứng từ kế toán như: lập chứng từ không theo biểu mẫu quy định; có nhiều loại chứng từ viết tay, không đảm bảo tính pháp lý; không phản ánh đầy đủ các nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
không đủ chữ ký kiểm soát theo quy định; không đầy đủ và chính xác về số lượng và giá trị...
Trong hệ thống chứng từ kế toán, hoá đơn là chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán, và là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ của người nộp thuế, do đó hoá đơn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, tại một số đơn vị có hiện tượng vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn bán hàng như: lợi dụng người mua hàng không lấy hoá đơn để bán hàng không xuất hoá đơn, để ngoài sổ sách, liên 1 và liên 3 không ghi gì còn liên 2 thì đã bị xé ra khỏi quyển hoá đơn, hoá đơn bị ghi sai, huỷ hoá đơn không lập biên bản, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp...
Thứ năm, về hệ thống báo cáo tài chính.
Các doanh nghiệp đều tiến hành lập BCTC theo quy định. Tuy nhiên, BCTC không đảm bảo độ chính xác do quá trình ghi chép, hạch toán chưa chuẩn; doanh nghiệp lập BCTC chủ yếu chỉ để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát và cho mục đích thuế của Nhà nước; thường tự ý thêm bớt các chỉ tiêu trên BCTC; còn vi phạm các quy định về thời hạn nộp cũng như việc công khai BCTC làm giảm hiệu quả sử dụng BCTC.
Đối với các ĐTNT nhỏ, hệ thống kế toán rất manh mún, việc ghi chép các số liệu phát sinh gần như mang tính tường thuật, không có logic trong chuẩn mực kế toán. Đến cuối tháng, khi nộp báo cáo thuế, kế toán tự ”chế biến” số liệu cho hợp lý, do vậy, hầu như BCTC của những doanh nghiệp dạng này không có ý nghĩa tham khảo.
Do thuế thể hiện trên sổ sách, hoá đơn, chứng từ nên nếu doanh nghiệp cố tình trốn thuế, chỉ dựa vào sổ sách, hoá đơn sẽ không thể phát hiện ra được.