TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 29)

KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT ỞVIỆT NAM VIỆT NAM

Hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo mô hình 3 cấp từ trung ương đến địa phương (sơ đồ2.1).

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra, thanh tra thuế hiện nay

Bộ Tài chớnh

Tổng cục Thuế

Thanh tra tài chớnh

Cỏc Cục, Vụ, Viện..

Các Ban chức năng Đại diện TCT Ban Thanh tra

Phũng Thanh tra

Cục thuế

Cỏc phũng kiểm tra Cỏc phũng thanh

tra

Chi cục Thuế

Hệ thống thanh tra thuế chính thức thành lập dựa trên cơ sở pháp lý quy định tại Luật Quản lý thuế. Từ khi có Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, căn cứ vào Mục 3 chương X của Luật Quản lý thuế; Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 48/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 và Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính và Quyết định số 109/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài chính qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Thuế. Căn cứ các quy định này, Thanh tra Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế và ngành thuế đã có cơ sở xác lập được căn cứ pháp lý về công chức ngạch thanh tra để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế.

- Hoạt động thanh tra thuế được thực hiện theo các điều: Điều 81: “Các trường hợp thanh tra thuế”; Điều 82 “Quyết định thanh tra thuế, Điều 83 “Thời hạn thanh tra thuế”; Điều 84 “Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra Quyết định thanh tra thuế”; Điều 85 “Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế”; Điều 87 “Kết luận thanh tra thuế”; Điều 88 đến Điều 91 “Các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế” qui định tại định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và được cụ thể hoá bằng quy trình thanh tra kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 5 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Về tiêu chuẩn trưởng đoàn thanh tra được thực hiện theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 ban hành quy chế hoạt động đoàn thanh tra của Tổng thanh tra, Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động đoàn thanh tra số 2894/2008/QĐ- TTCP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ

và Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ ban hành Quy định qui trình tiến hành một cuộc thanh tra.

Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc, gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế các cấp. Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế gồm: Thanh tra Tổng cục thuế; Phòng thanh tra thuế và Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế, Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục thuế.

* Thanh tra Tổng cục thuế

- Thanh tra Tổng cục Thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế. Nhiệm vụ chủ yếu là: thực hiện chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế; thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.

- Thanh tra Tổng cục Thuế có có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh thanh tra; làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Thuế là công chức nhà nước, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế.

* Phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế

- Phòng Thanh tra thuế thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra thuế, kiểm tra thuế, là đơn vị thuộc Cục Thuế, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuế trong phạm vi quản lý nhà nước địa phương của Cục Thuế.

Phòng Thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục thuế.

- Phòng Thanh tra thuế có nhiệm vụ: giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

- Phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng Phòng thanh tra và các Phó Phòng thanh tra, cùng với chuyên viên chính hoặc/và kiểm soát viên chính, chuyên viên hoặc/và kiểm soát viên thuộc biên chế của Phòng thanh tra thuế.

- Phần lớn lực lượng cán bộ của Phòng Thanh tra thuế cũng phải là chuyên viên chính hoặc kiểm soát viên chính và/hoặc thanh tra viên thuế.

* Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế

- Phòng kiểm tra thuế thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra thuế, kiểm tra thuế, là đơn vị thuộc Cục Thuế, thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành thuế trong phạm vi quản lý nhà nước địa phương của Cục Thuế.

Phòng Kiểm tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ kiểm tra của Thanh tra Tổng cục thuế.

- Phòng Kiểm tra thuế có nhiệm vụ: giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

- Phòng kiểm tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng Phòng kiểm tra và các Phó Phòng kiểm tra, cùng với chuyên viên chính hoặc/và kiểm soát viên chính, chuyên viên hoặc/và kiểm soát viên thuộc biên chế của Phòng kiểm tra thuế.

* Đội kiểm tra thuế thuộc Chi cục thuế

- Đội kiểm tra thuế thuộc hệ thống tổ chức Kiểm tra, Thanh tra thuế, là đơn vị thuộc Chi cục Thuế, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội kiểm tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của Phòng kiểm tra Cục thuế.

- Đội kiểm tra có Đội trưởng, các Phó Đội trưởng và cán bộ kiểm tra thuế thuộc biên chế của Chi cục thuế.

Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy sẽ có Đội thanh tra thuế.

- Đội thanh tra thuế thuộc hệ thống tổ chức Kiểm tra, Thanh tra thuế, là đơn vị thuộc Chi cục Thuế, thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

- Đội thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng Chi cục Thuế và sự chỉ đạo về nghiệp vụ kiểm tra của Phòng kiểm tra Cục thuế.

- Đội thanh tra có Đội trưởng, các Phó Đội trưởng và cán bộ thanh tra thuế thuộc biên chế của Chi cục thuế.

Tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế được tăng cường phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương (chủ yếu tại các Cục thuế). Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có không quá 06 Phòng Kiểm tra thuế; 04 Phòng Thanh tra thuế, trong đó có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tính chất đặc thù, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với các cục thuế còn lại, số lượng phòng thanh tra, kiểm tra thuế được phép thành lập phụ thuộc vào các ngưỡng mới như số thu hàng năm hoặc số lượng doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của cục thuế thay cho các ngưỡng số biên chế khoán hoặc ngưỡng số thu hàng năm trước đây. Cụ thể, Cục Thuế tỉnh, thành phố có số thu hàng năm từ 3.000 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 2.000 doanh nghiệp, được tổ chức không quá 03 Phòng Kiểm tra thuế và 02 Phòng Thanh tra thuế, trong đó có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tính chất đặc thù. Cục Thuế tỉnh, thành phố có số thu hàng năm từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở xuống, được tổ chức không quá 02 Phòng Kiểm tra thuế và 01 Phòng Thanh tra thuế.

Trong giai đoạn này, xu hướng chuyên môn hoá hoạt động thanh tra, kiểm tra NNT đã hình thành trong tổ chức bộ máy thanh tra thuế các cấp. Theo đó, các cơ quan thanh tra được chia thành các nhóm chuyên trách như nhóm thanh tra NNT, nhóm kiểm tra NNT. Qua thực tế triển khai, mô hình này hoạt động rất hiệu quả do tính chuyên môn hoá cao nên công việc được xử lý chính xác, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w