LƯỢNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI NNT Ở VIỆT NAM
Với quan điểm con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một tổ chức, công tác xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ Thuế luôn được quan tâm đúng mức. Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành thuế không ngừng đẩy mạnh công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế về nghiệp vụ, phong cách ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ, ứng dụng tin học... Đặc biệt, sau khi Luật Quản lý thuế ra đời, ngành thuế đã hình thành hệ thống quản lý thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, tạo điều kiện áp dụng, phát triển ứng dụng tin học vào từng chức năng quản lý và hạn chế tiêu cực do cách quản lý khép kín gây ra. Cán bộ công chức được bố trí, sắp xếp lại, đã và đang được đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Thông qua việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy, đã luân chuyển, luân phiên được 29.639 lượt người vào các vị trí công tác mới; ngoài ra, còn giảm được 2.756 đầu mối không cần thiết.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, ngoài việc tập trung tăng cường số lượng cán bộ thuế có trình độ cao, ngành thuế đã chú trọng hơn vào việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Công tác đào tạo cán bộ thuế ngày càng được chú trọng theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng quản lý thuế đối với từng ngạch công chức, theo từng chức năng quản lý thuế, ngoài đào tạo về chuyên môn đã triển khai đào tạo về đạo đức nghề nghiệp và văn hoá ứng xử của
cán bộ, công chức thuế. Đã có 77.788 lượt cán bộ, công chức được đào tạo, trong đó có 64.748 lượt đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuế, 9.116 lượt đào tạo về tin học, 63 lượt đào tạo tại nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, 2.629 lượt đào tạo lý luận chính trị, quản lý nhà nước, 516 lượt đào tạo về ngoại ngữ. Đặc biệt phối hợp với Thanh tra Chính phủ để đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình thanh tra cơ bản cho gần 900 cán bộ làm công tác thanh tra. Nhận thức thanh tra, kiểm tra là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý thuế. Vì vậy ngay từ khi thành lập, Tổng cục Thuế đã chú trọng xây dựng hệ thống thanh tra trong phạm vi cả nước. Lực lượng thanh tra ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, khi triển khai áp dụng cơ chế TKTN thuế trên toàn quốc, do chức năng thanh tra, kiểm tra được tăng cường và ngành thuế có điều kiện để bố trí, sắp xếp nguồn lực hiệu quả nên một số lượng lớn công chức thuế có trình độ chuyên môn cao được ưu tiên tăng cường cho lực lượng thanh tra, kiểm tra.
Tính đến 31/12/2010, tổng số công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra là 8.006 người, chiếm 19,98% tổng số cán bộ ngành thuế, trong đó số cán bộ thanh tra là: 1.152 người (chiếm 14,38% tổng số cán bộ thanh tra, kiểm tra; 3,18% tổng số cán bộ toàn ngành thuế; trong đó: thanh tra viên 403 người, chiếm 34,46% lực lượng thanh tra và thanh tra viên chính 53 người chiếm 3,21 lực lượng thanh tra), số cán bộ kiểm tra là: 6.854 người (chiếm 85,6% tổng số cán bộ thanh tra, kiểm tra; 16,8% tổng số cán bộ toàn ngành thuế). Ngoài lực lượng nòng cốt này, hàng năm tuỳ theo yêu cầu quản lý và tình hình thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra ĐTNT còn được bổ sung một lượng tương đối lớn công chức từ các bộ phận nghiệp vụ do công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT, kiểm tra quyết toán thuế...
Với ưu thế về số lượng, chất lượng và cơ cấu như vậy, lực lượng thanh tra thuế đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đa dạng của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà ngành thuế đặt ra
trong thời gian này.
Trong những năm qua, tuy được tăng cường về cả số lượng và chất lượng nhưng lực lượng thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn quá mỏng (chiếm 14,38 % trong tổng số cán bộ thuế), đậc biệt là lực lượng thanh tra chuyên trách mới chiểm khoảng 3% tổng số cán bộ công chức ngành. ở các nước trong khu vực và thế giới thường từ 25% đến 30%. Trong những năm vừa qua, đối tượng quản lý thuế tăng lên rất nhanh; biên chế cán ngành thuế tăng lên không đáng kể. Mặc dù các Cục thuế đã quan tâm nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhưng do khó khăn chung về biên chế cán bộ nên việc tăng cường cán bộ để phục vụ cho công tác này
còn nhiều hạn chế. Lấy ví dụ về nhân lực thanh tra cần bổ sung trong năm 2011
để đáp ứng cho chỉ tiêu kế hoạch thanh tra 3% số doanh nghiệp mà các Cục thuế đang quản lý (Biểu số 2.2):
Biểu số 2.2: Số lượng cán bộ thanh tra cần bổ sung để thực hiện chỉ tiêu thanh tra 3% số doanh nghiệp đang quản lý.
STT Cục Thuế Số lượng DN đang hoạt động SXKD thuộc đối tượng quản lý thuế Giao chỉ tiờu KH (3%)
KH Thanh tra 2011 cục thuế tự xõy dựng Bổ sung chỉ tiờu KH Nguồn nhõn lực bổ sung Thực hiện 2010 KH 2011 % Số lượn g CC đảm bảo nhiệ m vụ KH TTr 2011 Số lượng CC Than h tra có Số lượng CC cần bổ sung (A) (B) (1) (2) = 3% x (1) (3) (4) (5)=(4)/(3) (6)=(2)-(4) (7) (8) (9)=(7)- (8) 1 HÀ NAM 2,031 61 30 38 127 23 15 7 8 2 HẢI DƯƠNG 4,902 147 27 102 378 45 37 17 20 3 HẢI PHềNG 13,490 405 30 100 333 305 101 13 88 4 HƯNG YÊN 3,353 101 36 50 139 51 25 18 7 5 NAM ĐỊNH 4,085 123 18 37 206 86 31 13 18 6 NINH BèNH 2,848 85 40 56 140 29 21 9 12 7 THÁI BèNH 2,790 84 54 29 54 55 21 27 (6)
8 TP HÀ NỘI 79,219 2,377 593 877 148 1,500 592 159 433 9 BẮC CẠN 706 21 13 14 108 7 5 9 (4)