Tăng cường phối hợp với các ban ngành tại địa phương, các cơ quan kiểm toán, kho bạc, hải quan, ngân hàng trong việc cung cấp thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 95)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

3.3.3Tăng cường phối hợp với các ban ngành tại địa phương, các cơ quan kiểm toán, kho bạc, hải quan, ngân hàng trong việc cung cấp thông

e. Xây dựng quy trình đổi mới thanh tra, kiểm tra thuế.

3.3.3Tăng cường phối hợp với các ban ngành tại địa phương, các cơ quan kiểm toán, kho bạc, hải quan, ngân hàng trong việc cung cấp thông

quan kiểm toán, kho bạc, hải quan, ngân hàng... trong việc cung cấp thông tin, điều tra, xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến NNT.

Địa bàn hoạt động của NNT rất rộng và có liên quan tới nhiều đối tượng, nhiều cơ quan nhà nước khác trong xã hội, nên để đạt được hiệu quả trong thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các các ban, ngành khác tại địa phương trong việc điều tra, phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến NNT. Cụ thể là:

- Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh tăng cường quản lý ĐTNT ngay từ khi mới thành lập cũng như suốt quá trình kinh doanh, thường xuyên giám sát ĐTNT, tiến hành điều tra sự tồn tại và hoạt động của ĐTNT và có biện pháp quản lý chặt chẽ, hạn chế thành lập doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng nhưng không kinh doanh, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn GTGT.

- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật thuế.

- Đẩy mạnh đôn đốc các cá nhân, doanh nghiệp còn nợ đọng thuế, phối hợp điều tra, xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn, đặc biệt là các doanh nghiệp còn nợ thuế. - Phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan để xây dựng các tiêu chí

chung cần tìm hiểu, các mẫu biểu, chỉ tiêu cần báo, căn cứ xây dựng các mẫu biểu đó. Các thông tin này cần được thông báo trên một số phương tiện thông tin hoặc qua mạng để các cơ quan có liên quan có thể tìm hiểu thuận lợi.

- Xây dựng quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để các ngân hàng thương mại hỗ trợ, cung cấp thông tin về NNT phục vụ cho quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng; đồng thời phải xem xét lại các quy định của pháp luật ngân hàng trái với quy định của Luật Quản lý thuế để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và thống nhất.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh đổi mới, cải cách và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế hiện nay, cùng với quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự khai, tự nộp và cơ cấu tổ chức bộ máy ngành thuế theo chức năng; hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã không ngừng được tăng cường cả về phương pháp và lực lượng thanh tra. Đặc biệt, ngành thuế đã bước đầu chuyển đổi cách tiếp cận từ thanh tra, kiểm tra truyền thống sang kỹ thuật thanh tra, kiểm tra dựa trên quản lý rủi ro đã nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, tối ưu hoá nguồn lực cũng như kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, từ đó nâng cao tính tuân thủ của NNT. Nghiên cứu tính tuân thủ của NNT và tìm hiểu về

hoạt động thanh tra, kiểm tra theo mức độ tuân thủ của NNT là cơ sở quan trọng, cần thiết để ngành thuế có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, có hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra với mục tiêu nâng cao tính tuân thủ tự giác của NNT. Các giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, trên cơ sở phối hợp với các chức năng quản lý khác của ngành thuế như tuyên truyền, hỗ trợ; quản lý kê khai và cưỡng chế, thu nợ; đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra thuế cả về kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo cho công cuộc cải cách thuế đạt được tính hiệu lực và hiệu quả cao nhất, xây dựng một bộ máy quản lý thuế chuyên nghiệp, hiện đại và ngang tầm với các cơ quan thuế khác trong khu vực và trên thế giới.

Với những nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã cố gắng làm nổi bật, bám sát mục tiêu, yêu cầu của đề tài và đã đạt được một số kết quả sau:

- Đề tài đã cố gắng luận giải và thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra, đó là: làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế; đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay; phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình quản lý Nhà nước về thuế nói chung và về thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng ở nước ta; đề xuất phương hướng, giải pháp góp phần tnâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với NNT.

- Việc tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ở nước ta là một đòi hỏi tất yếu, bức xúc nếu muốn nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về thuế đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Thấy được đặc điểm thanh tra, kiểm tra thuế là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, tổng hợp, có liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp khác nhau. Do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra phải có sự phối kết hợp của các cơ quan hữu quan. Vì vậy, tăng cường tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế sẽ là một trong những giải pháp góp phần bảo đảm, hỗ trợ cho thanh tra, kiểm tra thuế có kết quả.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm khắc phục chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức Thanh tra khác là một yêu cầu vừa thiết yếu vừa bức thiết. Xây dựng hành lang pháp lý về chức danh, thẩm quyền của cán bộ, viên chức thanh tra thuế trong việc xử phạt những hành vi vi phạm về thuế tiến tới xây dựng Luật tố tụng về thuế.

- Để phù hợp với yêu cầu mới của quản lý về thuế nói chung, quản lý về thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng ở nước ta hiện nay, các cấp lãnh đạo cần quan tâm đến việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Thanh tra nhằm nâng cao trình độ về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, trình độ về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội.

Đặc biệt chú ý tới tính đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế vừa phải đối mặt với những cám dỗ, cạm bẫy dễ sa ngã, vừa đối đầu với thách thức; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức đối với cán bộ Thanh tra như một tiền đề cơ bản, chủ yếu, quyết định chất lượng, hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế.

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 95)