Tăng cường học tập kỹ thuật phân tích rủi ro, kiến thức chuyên sâu về phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 91)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

d. Tăng cường học tập kỹ thuật phân tích rủi ro, kiến thức chuyên sâu về phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực

phân tích kinh tế ngành, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Việc lựa chọn các đối tượng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra không chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, mà đó còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu của người nộp thuế. Do đó, yếu tố quan trọng thứ 2 trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là xây dựng được hệ thống các tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro với sự trợ giúp của máy tính. Việc sử dụng các kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro, gắn kết các thông tin khác nhau và sử dụng là rất khó khăn (nếu không muốn nói là không thể thực hiện được) nếu không có sự hỗ trợ của ứng dụng máy tính.

Để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra dựa trên dữ liệu thông tin NNT, ngành thuế đã tiến hành xây dựng các ứng dụng tin học hỗ trợ cho việc phân tích thông tin NNT (ứng dụng phân tích báo cáo tài chính, ứng dụng phân tích tình trạng tờ khai NNT...)

* Yêu cầu đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra

Để có thể lựa chọn được đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cán bộ thanh tra, kiểm tra phải thực hiện được những yêu cầu: tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến người nộp thuế; hiểu và áp dụng các tiêu thức lựa chọn người nộp thuế thanh tra, kiểm tra; đưa ra quyết định lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra dựa trên những hiểu biết và sự đánh giá chuyên nghiệp về người nộp thuế.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải được đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế được sự lãng phí về thời gian và nguồn lực của công tác thanh tra, kiểm tra. Mặt khác cán bộ thuế cần phải có những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính để có thể khai thác và sử dụng được thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w