Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng (đánh giá rủi ro) để lựa chọn đối tượng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 82)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

b.Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng (đánh giá rủi ro) để lựa chọn đối tượng

theo mức độ tín nhiệm tương ứng (đánh giá rủi ro) để lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra

Mô hình 3.1: Mô hình lập kế hoạch thanh tra theo hướng phân tích rủi ro

Tín nhiệm là những doanh nghiệp làm ăn chân chính, tài chính lành mạnh và tuân thủ tốt pháp luật thuế.

Tín nhiệm thấp là những doanh nghiệp có vi phạm về chế độ tài chính, về pháp luật thuế, tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình.

Tín nhiệm rất thấp là những doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế, vi phạm nghiêm trọng về chế độ tài chính và các chính sách, pháp luật khác.

Hệ thống tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở: tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (có các tiêu chí về doanh thu, chi phí, tỷ suất lợi nhuận), tình hình tài chính của doanh nghiệp (có các tiêu chí về tỷ suất thử nhanh, về vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn vay), tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế (có các tiêu chí về thuế phát sinh, thuế còn nợ, những ưu điểm và vi phạm qua các cuộc thanh tra thuế) và qua việc thu thập, xử lý các thông tin bên ngoài từ Ngân hàng, Hải quan, Báo chí, các cơ quan bảo vệ pháp luật (có các tiêu chí về nợ xấu, khả năng trả nợ, nợ thuế hoặc trốn thuế xuất, nhập khẩu, làm ăn phi pháp, vi phạm pháp luật...).

Theo đó chỉ tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đã được đánh giá, phân loại có mức độ tín nhiệm thấp và rất thấp. Khuyến khích và tôn trọng các doanh nghiệp có sự tín nhiệm của cơ quan thuế và nâng cao mức độ tín nhiệm đối với cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan.

Phân loại người nộp thuế theo nhóm ngành kinh tế: người nộp thuế sẽ được phân vào các nhóm ngành kinh tế tương ứng theo mã ngành kinh tế quốc dân theo ngành nghề kinh doanh chính của người nộp thuế.

Thông qua phân ngành kinh tế để hiểu được người nộp thuế thuộc nhóm ngành nào, lĩnh vực hoạt động, các đặc thù chính và rủi ro chính thường gặp.

Phân loại người nộp thuế theo qui mô: người nộp thuế sẽ được phân loại qui mô theo nhiều tiêu thức khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý (phân theo nguồn vốn, theo doanh thu, theo số thuế nộp, theo Tài sản cố định...). Việt Nam để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra các người nộp thuế đang được phân loại theo doanh thu và số thuế phát sinh.

Mục đích của việc phân loại người nộp thuế để hiểu được cơ cấu, độ phức tạp của người nộp thuế, phân loại qui mô người nộp thuế sẽ giúp cho việc phân tích và sàng lọc các người nộp thuế để thanh tra, kiểm tra. Đối với các người nộp thuế lớn sẽ tuân theo qui trình đánh giá và sàng lọc chi tiết hơn.

Chương trình thanh tra, kiểm tra trên toàn quốc phải sử dụng các tiêu thức khách quan trên cơ sở tính toán tự động các tỷ suất tài chính để xác định lựa chọn

các trường hợp thanh tra, kiểm tra. Việc phân tích tài chính thuế bao gồm tập hợp, lọc và hiểu các thông tin tài chính về tình hình thuế của người nộp thuế. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các báo cáo tài chính và tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế. Những hiểu biết về người nộp thuế, ngành, các giao dịch trước đây của người nộp thuế với cơ quan thuế đều hỗ trợ cho việc phân tích nguồn tài chính. Mục tiêu của việc phân tích tài chính thuế là hiểu được tại sao có việc kê khai nộp thiếu tiền thuế, tức là hiểu được “số thuế thất thu”.

Khái niệm “số thuế thất thu” là phần chênh lệch giữa số thuế mà cơ quan thuế thực sự thu được và số thuế tối đa mà lẽ ra phải thu trên cơ sở các hoạt động của người nộp thuế .

Việc phân tích tài chính để xác định số thuế thất thu tiềm tàng đòi hỏi phải hiểu biết cặn kẽ và phán xét đúng. Nhìn chung, không thể đưa ra những quyết định tuyệt đối về việc tồn tại số thất thu thuế trên cơ sở một số ít các chỉ tiêu, đặc biệt là đối với các người nộp thuế lớn và phức tạp.

Việc lựa chọn đạt hiệu quả và chính xác khi kiểm tra, đánh giá xu hướng qua các kỳ và các thông tin gần nhất. Để thực hiện so sánh, điều quan trọng là xây dựng được các định mức chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của người nộp thuế ví dụ các tỷ suất tài chính theo ngành trong từng khu vực có thể được coi là định mức chuẩn để so sánh.

Các chỉ số ban đầu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có độ rủi ro cao:

Để hướng dẫn cho việc lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra bằng phương pháp thủ công (nhân lực), cần phải xem các chỉ số ban đầu sau để đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ thuế có độ rủi ro cao. Các chỉ số này chủ yếu áp dụng đối với các người nộp thuế lớn. Bao giờ cũng cần phải hiểu đặc thù của từng ngành cụ thể trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Một số chỉ số nhận biết:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp so với thu nhập, chi phí và tài sản - Những thay đổi cơ bản về cơ cấu trong tập đoàn.

- Các khoản chi phí lãi tiền vay cao. - Có nhiều các khoản bất thường. - Sử dụng nơi tránh thuế.

- Các giao dịch tài chính phức tạp- ví dụ, bán tài sản và thuê lại tài sản đó - Có nhiều giao dịch với các bên liên kết - tiền bản quyền, phí quản lý, phí dịch vụ được trả ở nước ngoài.

- Tỷ trọng doanh thu cao từ giao dịch với các bên liên kết tại nước ngoài và thuế thu nhập thấp hoặc không có thuế thu nhập

- Chuyển đổi (phân loại) lại đặc tính lợi tức hoặc chuyển lợi tức sang các tổ chức không bị đánh thuế.

- Bán các tài sản và khoản đầu tư lớn

- Các khoản trả tiền bản quyền ra nước ngoài lớn và nộp ít thuế thu nhập. - Có điều chỉnh về thuế lớn so với các thông tin tài chính công bố ra bên ngoài và thuế thấp hoặc không có thuế.

Hệ thống các tỷ suất:

Bao gồm 5 nhóm tỷ suất chính: Khả năng thanh toán; Các tỷ suất sinh lời; Các tỷ suất hiệu quả; Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn; Một số chỉ tiêu khác.

- Các tỷ suất khả năng thanh toán đo lường khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn của công ty

- Các tỷ suất sinh lời đo lường khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận đối với các nguồn lực dành cho kinh doanh

- Các tỷ suất hiệu quả cung cấp thông tin về khả năng quản lý trong kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận từ các nguồn lực dành cho kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các tỷ suất cơ cấu tài sản và nguồn vốn cung cấp thông tin về thành phần và tỷ trọng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sau khi đã xác định các mục tiêu về số cuộc và loại hình thanh tra, kiểm tra phải tiến hành đối với những người nộp thuế khác nhau, trên cơ sở các tiêu thức

đánh giá rủi ro, cần lựa chọn những người nộp thuế cụ thể đối với mỗi loại người nộp thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra, phải phân loại người nộp thuế theo các ngành kinh tế và chấm điểm theo các tiêu chí đánh giá rủi ro từ các dữ liệu của người nộp thuế.

Trên cơ sở tiêu thức xây dựng và áp dụng “công thức chấm điểm” cho các lọại người nộp thuế khác nhau trên cơ sở doanh thu và ngành kinh tế. Hệ thống mới cần được thử nghiệm qua các kỳ, từ đó phân tích kết quả và điều chỉnh cách tính điểm tương ứng.

Có thể lựa chọn các tiêu chí đánh giá rủi ro gồm 6 nhóm sau:

Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn qui định (bao gồm

tháng, quý, năm). ý nghĩa: đánh giá ý thức tuân thủi kê khai nộp thuế của NNT,

nhiều lần nộp chậm tờ khai thì khả năng nộp chậm, thiếu thuế lớn.

Nhóm 2: Đánh giá về tuân thủ nộp thuế

Tiêu chí 2: Tỷ lệ giữa Tổng số tiền thuế nợ với Tổng số tiền thuế đã nộp. ý

nghĩa: đánh giá vê ý thức tuân thủ nộp thuế.

Tiếu chí 3: Số lượng các khoản nợ. ý nghĩa: số lượng các khỏan nợ của doanh nghiệp càng nhiều khả năng thu nợ càng thấp.

Nhóm 3: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp là cao, trung bình hay thấp. Có thể phân thành các loại sau:

TNHH, DNTN, HTX, Công ty hợp danh, Tổ hợp tác, Khác: rủi ro lớn

CTCP, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Công ty nước ngoài không theo Luật ĐTNN, DNLD với nước ngòai, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam: rủi ro vừa

DNNN, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang: rủi ro nhỏ

Tiêu chí 5: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/doanh thu thuần” giứa các năm. ý nghĩa: đánh giá khả năng tạo thuế trên doanh thu. Tiêu chí này thường được so sánh với bình quân toàn ngành. Nếu tỷ lệ > 10% trung bình ngành: rủi ro thấp; nếu 5% trung bình ngành< tỷ lệ < 10% trung bình ngành: rủi ro trung bình; nếu tỷ lệ < 5% trung bình ngành: rủi ro cao.

Tiêu chí 6: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phải nộp/doanh thu” giữa các năm. ý nghĩa: đánh giá tỷ lệ số thuế thực tế phải nộp trên doanh thu thuần. Tiêu chí này thường được so sánh với bình quân toàn ngành. Nếu tỷ lệ > 10% trung bình ngành: rủi ro thấp; nếu 5% trung bình ngành< tỷ lệ < 10% trung bình ngành: rủi ro trung bình; nếu tỷ lệ < 5% trung bình ngành: rủi ro cao.

Tiêu chí 7: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế GTGT phát sinh/doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giứa các năm. ý nghĩa, đánh giá tương tự tiêu chí 5.

Tiêu chí 8: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế GTGT phải nộp/doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giữa các năm. ý nghĩa và đánh giá tương tự tiêu chí 6.

Nhóm 5: Đánh giá về tình hình tài chính

Tiêu chí 9: Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần. Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.

Tiêu chí này thể hiện rủi ro về sinh lời: so sánh giữa các năm liền kề nếu có đột biến sẽ có khả năng có rủi ro về lợi nhuận. Để xác định sự đột biến có phải là rủi ro không phải xét thêm các yếu tố: so sánh sự biến động đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, qui mô hoặc doanh nghiệp mới có hoạt động đầu tư phải xem xét khả năng điều chỉnh tương ứng với mức độ đầu tư thêm mới.

Tiêu chí 10: Tỷ suất (Lợi nhậun trước thuế+chi phí lãi vay)/doanh thu thuần. Ý nghĩa và cách đánh giá tương tự tiêu chí 9.

Tiêu chí 11: Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần. Ý nghĩa và cách đánh giá tương tự tiêu chí 9.

Tiêu chí 12: Tỷ suất Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, các doanh nghiệp cùng ngành nghề có tỷ suất càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng đến rủi ro về thuế.

Tiêu chí 13: Tỷ suất giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, trình độ càng cao thì rủi ro càng thấp. So sánh chi phí giá vốn của doanh nghiệp giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng nhành nghề, qui mô, tỷ lệ càng cao thì trình độ quản lý càng kém và tiềm ẩn những rủi ro về thuế TNDN.

Tiêu chí 14: Tỷ suất chi phí bán hàng/doanh thu thuần. ý nghĩa và cách đánh giá tương tự tiêu chí 13. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu chí 15: Tỷ suất chi phí quản lý/doanh thu thuần. ý nghĩa và cách đánh

giá tương tự tiêu thức 9.

Tiêu chí 16: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tổng giá trị tài sản/Tổng nợ phải thanh toán), phản ánh khả năng thanh tóan công nợ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này >1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản thừa để thanh toán các khỏan nợ hiện tại. So sánh với bình quân ngành, nếu khả năng thanh toán quá tốt thì khả năng sử dụng vốn không hiệu quả, luân chuyển vốn kém.

Tiêu chí 17: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn) đánh giá như tiêu chí 16.

Tiêu chí 18: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Tiền và các khỏan tương đương tiền/Tổng nợ ngắn hạn). ý nghĩa và cách đánh giá tương tự tiêu chí 16.

Nhóm 6: Lịch sử thanh tra, kiểm tra của NNT

Tiếu chí 19: Kỳ đã được thanh tra gần nhất, doanh nghiệp mới được thanh tra mức độ tuân thủ tốt hơn, thời gian kể từ lần thanh tra gần đây nhất càng dài thiừ rủi ro càng cao.

Tiếu chí 20: Số thuế truy thu tuyệt đối lần thanh tra gần nhất, đánh giá dựa trên cơ sở so sánh số thuế truy thu tuyệt đối của lần thanh tra gần nhất để đánh giá mức độ vi phạm trong việc kê khai thuế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 82)