- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực
c. Về nộp thuế:
3.2.2 Tổ chức bộ máy, nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ
Thứ nhất, kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho hệ thống thanh tra.
- Đối với Thanh tra Cục thuế: Tuỳ theo qui mô và số lượng đối tượng doanh nghiệp quản lý mà tại từng Cục thuế địa phương sẽ tổ chức thành lập một số phòng thanh tra khác nhau. Vì vậy, việc xem xét để kiện toàn thanh tra Cục thuế là một tổ chức có tư cách, con dấu, hoạt động độc lập chỉ tuân thủ theo pháp luật là cần thiết. Cần nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung qui định về Chánh thanh tra tại cấp Cục và cấp Chi cục. Cụ thể, báo cáo Bộ phê duyệt phương án giao Phó cục trưởng phụ trách thanh tra kiêm Chánh Thanh tra Cục thuế và Phó Chi cục trưởng phụ trách thanh tra kiêm Chánh Thanh tra Chi cục Thuế.
- Đối với Thanh tra Chi cục Thuế: Chi cục Thuế là một cấp hành chính (cơ quan quản lý thuế trực tiếp) theo Luật quản lý thuế, vì vậy cũng có chức năng thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện nay, Chi cục thuế chỉ được thực hiện chức năng kiểm tra thuế. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đồng bộ, thống nhất từ cơ quan quản lý Thuế cấp trung ương đến địa phương theo đúng qui định Luật quản lý Thuế, cần thiết phải giao chức năng, thẩm quyền thanh tra thuế cho Chi cục Thuế. Mặt khác, ngày 25/3/2010, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 89/TB về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) trong đó có nêu: “ Đối với các Chi cục, cần sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật có liên quan theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của Chi cục và tăng cường thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chi cục trưởng đối với các vi phạm pháp luật. Trường hợp Chi cục có phạm vi đối tượng quản lý rộng, phức tạp, nếu cần thiết có thể đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Thanh tra Chi cục để thực hiện việc thanh tra chuyên ngành”.
Tuy nhiên, trước mắt trong khi chờ sửa đổi dự thảo Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong điều kiện nguồn nhân lực và trình độ quản lý ở Chi cục Thuế còn hạn chế nhất là các Chi cục Thuế nhỏ tại địa bàn miền núi.. chưa thể đáp ứng ngay được việc thực hiện thanh tra thuế. Các đơn vị liên quan sẽ trình Tổng cục Thuế tiếp tục báo cáo Bộ xem xét cho phép các Chi cục Thuế lớn tại các quận nội thành thuộc thành phố trực thuộc trung ương và một số Chi cục Thuế lớn tại các quận nội thành thuộc thành phố trực thuộc trung ương và một số Chi cục thuế lớn tại các thành phố trung tâm tỉnh lỵ thuộc các tỉnh đồng bằng có số thu từ 300 tỷ/năm trở lên (trừ thu từ dầu và tiền sử dụng đất) được thực hiện chức năng thanh tra thuế (có 27 Chi cục theo số liệu dự toán năm 2008, 2009).
Thứ hai, tăng cường tuyển dụng, đào tạo, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ thanh tra.
* Nâng số lượng cán bộ làm công tác thanh tra từ 3,18% (1.152 người /36.226 người) tổng số cán bộ ngành thuế hiện nay lên 15% tổng số cán bộ công chức ngành thuế vào năm 2015 và 30% tổng số cán bộ công chức thuế vào năm 2020..
Để đạt được số lượng cán bộ thanh tra theo chỉ tiêu nêu trên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tuyển dụng cán bộ mới để đào tạo thông qua các vị trí công tác khác không phải công tác thanh tra, chuyển đổi vị trí công tác cán bộ từ các bộ phận khác để bổ sung cho lực lượng thanh tra.
- Ứng dụng tin học vào khâu kiểm tra từ hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế thay cho việc kiểm tra thủ công hiện nay để rút bớt lực lượng kiểm tra bổ sung cho lực lượng thanh tra (số lượng cán bộ kiểm tra hiện nay gần 7.000 người).
* Yêu cầu đối với cán bộ mới tuyển dụng, đối với cán bộ chuyển đổi vị trí công tác bổ sung vào lực lượng thanh tra.
Đối với cán bộ mới tuyển dụng vào ngành thuế thì không bố trí làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với cán bộ làm trong bộ phận khác của ngành thuế được
chuyển đổi vị trí công tác để bổ sung vào lực lượng thanh tra phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tối thiểu làm việc 3 năm trong ngành thuế;
- Tốt nghiệp đại học khối kinh tế (đối với người dưới 30 tuổi phải tốt nghiệp hệ chính qui), các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, ưu tiên bố trí sắp xếp người đã tốt nghiệp văn bằng hai cử nhân Luật và những người đã làm công tác kiểm toán, kế toán tại các đơn vị bên ngoài.
- Có đầy đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của ngạch công chức thanh tra ngành thuế;
- Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ thanh tra thuế do trường Nghiệp vụ thuế tổ chức.
* Về việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ thanh tra:
Việc chuyển đổi vị trí công tác cán bộ thanh tra được thực hiện theo phụ lục số 2 kèm theo đề án này nhằm mục đích phát huy được sự đổi mới, sáng tạo của cán bộ thanh tra, hạn chế sức ì làm việc theo đường mòn, nếp cũ khi ở lâu một vị trí công tác; chủ động phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Đối với cán bộ thanh tra có năng lực, trình độ hạn chế không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ thanh tra; không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ thanh tra, có thái độ hạch sách, doạ nạt đối tượng thanh tra; có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng phải đưa ngay ra khỏi hệ thống thanh tra, không theo định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nêu trên.
* Về công tác đào tạo cán bộ thanh tra
a. Xây dựng chương trình đào tạo cơ bản cho cán bộ thanh tra. Hệ thống chương trình đào tạo cán bộ thanh tra bao gồm các môn học theo từng chuyên đề về các loại thuế, thủ tục về thuế; về loại hình doanh nghiệp và chế độ tài chính doanh nghiệp; về kế toán và chế độ kế toán thống kê; về giải quyết tố cáo trốn thuế, gian lận về thuế; về các quy trình, sổ tay nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra theo
sắc thuế, theo ngành nghề, lĩnh vực; về xử phạt vi phạm hành chính thuế; về các ứng dụng tin học phục vụ công tác thanh tra.
b. Về công tác đào tạo:
- Đào tạo lại khi chính sách, chế độ, quy trình, nghiệp vụ thanh tra được sửa đổi, bổ sung; đào tạo các chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch, bậc thanh tra để nâng cao số cán bộ thanh tra được cấp thẻ và chuyển ngạch thanh tra.
- Hình thức đào tạo đa dạng: Đào tạo tập trung, thường xuyên, định kỳ, đào tạo từ xa...
Thứ ba, xây dựng qui trình giám sát đoàn thanh tra
Trên cơ sở quy chế giám sát hoạt động của đoàn Thanh tra theo Quyết định số 2861 TTCP/QĐ ngày 22 tháng 12 năm 2008 của thanh tra chính phủ xây dựng quy chế giám sát hoạt động đoàn thanh tra thuế đảm bảo việc giám sát hoạt động đoàn thanh tra chặt chẽ cả về việc thực hiện quy trình, chất lượng thanh tra và phù hợp với thực tiễn.