Chuyên nghiệp hóa khâu lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 77)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

3.2.3Chuyên nghiệp hóa khâu lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế

c. Về nộp thuế:

3.2.3Chuyên nghiệp hóa khâu lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế, công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra, kiểm tra - Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra - Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế

Mục đích của cơ quan thuế là quản lý hệ thống thuế một cách công bằng và hiệu quả sao cho người nộp thuế hiểu rõ nghĩa vụ và thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế. Các mục tiêu đề ra là nâng cao tính chấp hành của người nộp thuế, duy trì nguồn thu cho ngân sách và giảm chi phí quản lý. Tuy nhiên, để cân bằng giữa nguồn lực và kết quả công tác quản lý thuế, các cơ quan thuế phải lựa chọn phương pháp quản lý để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế cao nhất, tối đa số thuế thu được cho NSNN với chi phí và nguồn lực thấp nhất và đảm bảo khả năng tuân

thủ pháp luật thuế một cách tốt nhất. Hiện nay, đa số các cơ quan thuế tiên tiến trên thế giới và trong khu vực đã lựa chọn áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để xây dựng các phương pháp quản lý cho tất cả các chức năng quản lý của mình. Đây là một phương pháp quản lý khoa học và hiệu quả để giải quyết bài toán quản lý thuế trong điều kiện số lượng người nộp thuế ngày càng tăng lên nhanh chóng, mức độ quản lý ngày càng phức tạp do trình độ của người nộp thuế ngày càng cao, các hoạt động kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng và phong phú dẫn đến khối lượng công việc của công tác quản lý thuế tăng lên vượt quá khả năng tăng và nguồn lực bị hạn chế nhất định của các cơ quan thuế.

Việc áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải thay đổi cách thức tổ chức quản lý thuế để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của cơ chế quản lý và đảm bảo quyền được tự tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế. Trong hệ thống quản lý theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, trách nhiệm giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế được phân chia hết sức rõ ràng. Cơ quan thuế tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đơn giản các thủ tục hành chính thuế và tổ chức tốt tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Đồng thời, cơ quan thuế cũng giám sát chặt chẽ và kịp thời phát hiện các người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế để giáo dục và xử phạt đảm bảo quá trình thực thi pháp luật thuế và đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải được tăng cường và phải đảm bảo có mục đích và hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế phải xây dựng được chương trình thanh tra, kiểm tra hiệu quả. Chương trình thanh tra, kiểm tra là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền vững và đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp khác tác động đến hành vi của người nộp thuế.

Trong công tác thanh tra, kiểm tra nếu chỉ đưa ra các hình thức xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ và gian lận về thuế đã bị phát hiện thì chưa đủ, mà vấn đề quan trọng đó là ngăn chặn, thuyết phục những trường hợp có nguy cơ

tiềm ẩn của hành vi không tuân thủ bằng việc chính đối tượng nộp thuế nhận thấy được rằng các trường hợp không tuân thủ và gian lận về thuế sẽ bị phát hiện và khi đó sẽ chịu các hình thức xử phạt thích đáng, đây chính là kết quả gián tiếp của việc duy trì mức độ tuân thủ thông qua chương trình thanh tra, kiểm tra.

Tuy nhiên, ngành thuế không thể và sẽ không thể có đủ nguồn lực để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động của tất cả người nộp thuế hoặc kiểm tra chéo toàn diện tất cả các hoá đơn. Thay vào đó, các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế sẽ phải tập trung vào các người nộp thuế có khả năng lớn về khai man thuế (rủi ro cao). Do vậy, người nộp thuế/tờ khai thuế phải được lựa chọn kỹ lưỡng và sử dụng dữ liệu để phân tích, so sánh.

Như vậy, việc xây dựng một kế hoạch thanh tra, kiểm tra là yêu cầu cần thiết của ngành thuế và một kế hoạch thanh tra, kiểm tra mang tính quốc gia phải do Tổng cục Thuế phối hợp với các Cục thuế xây dựng và thực hiện theo để đạt được kết quả chung tốt nhất về cả số thu tăng thêm và có tính khả thi từ nguồn lực thanh tra, kiểm tra hiện có. Khi người nộp thuế thấy được rằng một chương trình thanh tra, kiểm tra hiệu quả đang hoạt động thì ý thức tự giác tuân thủ sẽ tốt hơn (kể cả các người nộp thuế chưa bị thanh tra, kiểm tra), đồng nghĩa với việc cơ quan thuế thu đúng và thu đủ số thuế phát sinh.

Những việc cần làm để việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra mang lại hiệu quả mong muốn:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 77)