Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ; tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật về thuế, hình thành hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 72)

- Phân bổ kế hoạch dựa trên nguồn nhân lực

3.2.1Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ; tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật về thuế, hình thành hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ

c. Về nộp thuế:

3.2.1Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ; tiếp tục cải cách hệ thống pháp luật về thuế, hình thành hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ

hệ thống pháp luật về thuế, hình thành hệ thống chính sách thuế đơn giản, dễ thực hiện, dễ quản lý.

Một trong những nguyên tắc của thanh tra, kiểm tra thuế là phải tuân thủ các quy định của pháp luật, do đó, hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra, kiểm tra. Những bất cập trong chính sách thuế và các văn bản pháp quy có liên quan cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, trong những năm tới, hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện theo hướng:

- Xây dựng hệ thống chính sách thuế đảm bảo tính thống nhất, đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xuất phát từ thực tế, hệ thống chính sách thuế của nước ta còn phức tạp và liên tục thay đổi, làm cho người nộp thuế khó hiểu và không nắm bắt được kịp thời, do đó, khó tự giác chấp hành; còn cán bộ thuế tiếp cận với các Luật thuế và các văn bản chính sách thuế còn chậm, cách hiểu đôi khi còn mang tính chủ quan nên việc áp dụng quy định về thuế nhiều khi còn thiếu nhất quán. Vì lẽ đó đã phát sinh ra sự tuỳ tiện, tạo kẽ hở trốn và tránh thuế, đồng thời tăng chi phí hành thu và chi phí tuân thủ, dẫn đến thất thu thuế và đã gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Mặt khác, hệ thống thuế gồm nhiều sắc thuế, mỗi ĐTNT có thể phải nộp nhiều loại thuế khác nhau; mỗi loại thuế có yêu cầu quản lý khác nhau, song chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, cần hệ thống lại các quy định của từng sắc thuế một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; đảm bảo tính thống nhất từ đăng ký thuế, kê khai thuế, miễn, giảm, ưu đãi đến các loại báo cáo, mẫu biểu kèm theo phải kê khai của từng loại thuế.

- Tờ khai thuế phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, dễ kê khai để NNT có thể tự kê khai thuế dễ dàng, không mất quá nhiều công sức. Tuy nhiên, nội dung tờ khai vẫn phải đảm bảo đủ thông tin cơ bản nhất về NNT và thuận tiện cho việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, giúp cơ quan thuế có thể kiểm tra, đối chiếu nhanh số liệu kê khai thuế, sớm phát hiện các trường hợp

sai sót, gian lận về thuế.

- Bổ sung chức năng điều tra về thuế cho cơ quan thuế. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, số các vụ vi phạm về thuế tăng lên, hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi cơ quan quản lý cần có quyền lực đủ mạnh để thực thi nhiệm vụ. Trong thực tế, cơ quan thuế có khá đầy đủ điều kiện để có thể thực hiện chức năng điều tra trốn thuế: cơ quan thuế trực tiếp quản lý ĐTNT, có hệ thống thông tin, dữ liệu về thuế đối với từng ĐTNT; lực lượng cơ quan thuế khá lớn, phân bổ ở khắp các địa bàn trong cả nước, do đó có điều kiện phối hợp tổ chức điều tra nhanh chóng; trình độ cán bộ được trang bị tương đối tốt so với các ngành khác về các kiến thức thuế, tài chính, kế toán, phân tích tài chính doanh nghiệp; thông tin trên mạng của hệ thống thuế ngày càng hoàn chỉnh; có sự hợp tác quốc tế về thuế. Đó là những thuận lợi cơ bản đảm bảo thực thi công tác điều tra có hiệu quả. Hiện nay, cơ quan thuế không có chức năng điều tra, khởi tố tội phạm trốn thuế như các nước đang áp dụng. Do đó, đã hạn chế việc ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố ý trốn thuế với số lượng lớn hoặc có hành vi chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước thông qua việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi trốn thuế là cần thiết để nâng cao hiệu lực trong quản lý thuế.

- Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế: Quản lý đất đai, thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh . . .

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật kế toán, Luật kiểm toán, Luật thanh tra, Luật khiếu nại, tố cáo.. tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

- Có cơ chế khuyến khích ĐTNT áp dụng chế độ sổ sách, chứng từ kế toán đầy đủ, nghiêm chỉnh. Cơ chế này được thiết lập bằng việc đưa ra các chính sách ưu đãi nhất định đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách, hoá đơn chứng từ. Còn đối với ĐTNT cố ý không ghi chép sổ sách chứng từ

đầy đủ thì phải ấn định thuế từ những gì có thể quan sát được như diện tích cửa hàng, số lượng nhân viên...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế trong tiến trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở việt nam hiện nay (Trang 72)