Giải pháp đối với xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Công ty

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 89)

Xác định nhu cầu ĐT là nội dung đầu tiên trong quy trình ĐTNL nên có ý nghĩa rất quan trọng. Để khắc phục tình trạng thiếu cơ sở trong xác định nhu cầu ĐT tại BSR cần nhận diện chi tiết và đầy đủ các căn cứ bao gồm các nhân tố:

- Chiến lƣợc KD của công ty; - Kế hoạch NL của công ty;

- Trình độ phát triển khoa học công nghệ và trình độ ứng dụng công nghệ của công ty;

- Nguyện vọng của NV.

- Tiêu chuẩn công việc gắn với mỗi chức danh; - Năng lực hiện tại của NV…

- Ngoài việc nhận diện đầy đủ các căn cứ để xác định nhu cầu ĐT, để đạt đƣợc độ chính xác cao trong dự báo, công ty cần lƣu ý chú trọng tìm hiểu nhu cầu của NLĐ và chuẩn hóa tiêu chuẩn chức danh công việc phục vụ cho việc xác định nhu cầu ĐTNL. Có thể áp dụng nhiều phƣơng pháp và cách thức khảo sát nhu cầu nhƣ sử dụng phiếu điều tra khảo sát, hoặc phỏng vấn trực tiếp, thuê các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ĐT để nhờ họ tƣ vấn… Sau khi khảo sát xong phải tổng hợp các ý kiến phản hồi của các phòng ban, các NV để rồi thống nhất và đƣa ra quyết định cuối cùng sao cho phù hợp nhất.

4.3.1.1. Chú trọng tìm hiểu nhu cầu của người lao động khi xác định nhu cầu ĐTNL

“Nguyện vọng của NV” hiện nay chƣa đƣợc công ty chú ý nên cần đƣợc xây dựng và bổ sung thêm, làm một trong những căn cứ để xác định nhu cầu ĐTNL. “Nguyện vọng của NV” cần đƣợc triển khai lấy ý kiến một cách nghiêm túc bởi vì từ đó mới tìm đƣợc điểm chung giữa các nhu cầu của công ty và NV. Nhu cầu ĐT nhân viên thay đổi đối với từng ngƣời, bởi mỗi ngƣời có kinh nghiệm, kiến thức, hoài bão, nguyện vọng, sở thích khác nhau. Khi nắm bắt đƣợc nhu cầu NV sẽ có cơ sở để thiết kế cho từng nhóm đối tƣợng các nội dung, phƣơng pháp và hình thức ĐT sao cho phù hợp nhất. Đề xuất bổ sung “Phiếu điều tra nhu cầu đào tạo nhân lực” cho BSR để khảo sát nguyện vọng/ nhu cầu ĐT của NV nhƣ hộp 4.1.

Hộp 4.1. Nội dung phiếu điều tra nhu cầu đào tạo nhân lực PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐÀO TẠO

Mục đích của phiếu điều tra: nhằm thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến công việc và các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để đánh giá và phân tích nhu cầu đào tạo của đội ngũ lao động - BSR. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của công ty đáp ứng đúng nhu cầu của NV, góp phần nâng cao chất lượng LĐ công ty, nâng cao trình độ cá nhân NLĐ.

I. THÔNG TIN CHUNG Họ và tên:

Đơn vị công tác: Chức vụ:

Chức danh công việc:

II. NHỮNG PHẦN VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY

Phần II nhằm mục đích thu thập những thông tin liên quan đến công việc hàng ngày của các NV nhằm hiểu rõ hơn tính chất công việc của cá nhân. Những thông tin này sẽ giúp cho việc xác định đúng nhu cầu đào tạo - kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc - của các NV và xác định mức độ ưu tiên đối với từng nhu cầu đào tạo (kỹ năng nào cần phải ưu tiên đào tạo trước…).

Câu 1. Những công việc liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng chuyên môn, phƣơng pháp công tác… mà anh/chị thƣờng thực hiện?

(Vui lòng liệt kê và đánh dấu “X” vào các cột tƣơng ứng với tần suất thực hiện).

STT Các công việc Rất ít Thỉnh thoảng Nhiều lần 1 2 3

III. NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG

Phần III sẽ tập trung tìm hiểu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của NV. Các cá nhân xem xét và so sánh với công việc để tự xác định những kiến thức, kỹ năng nào cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai của mình theo thứ tự ưu tiên. Thông tin thu được trong phần này cũng giúp cho việc tổ chức các khóa học có thời lượng, phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả và thu hút người học.

Câu 2. Trong số các các nội dung dƣới đây, kiến thức, kỹ năng nào anh/chị thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn

(Đánh dấu “X” vào ô thích hợp)

STT ĐÀO TẠO Không Rất

ít Cần thiết

Rất cần 1 Đào tạo kiến thức chuyên môn

(tự ghi rõ chuyên ngành)

……… ………

2 Đào tạo kỹ năng chuyên môn

(tự ghi rõ chuyên ngành)

……… ………

……… ………

3 Đào tạo văn hóa DN 4 Phƣơng pháp công tác 5 Chính trị - lý luận 6 Đào tạo ngoại ngữ:

Tiếng anh cơ bản Tiếng anh nâng cao Ghi chú:

- Không: Không cần thiết hoặc không ảnh hƣởng tới kết quả công việc

- Rất ít: Không liên quan hoặc không ảnh hƣởng nhiều tới thực hiện công việc. - Cần thiết: Liên quan nhiều hoặc cần thiết để thực hiện công việc

- Rất cần: Là kiến thức, kỹ năng cần phải có để thực hiện tốt công việc.

Câu 3: Hình thức ĐT nào phù hợp với công việc của anh/chị nhất?

(Đánh dấu “X” vào ô thích hợp)

STT Các hình thức Không

phù hợp

Phù hợp Rất phù hợp 1 ĐT bên trong công ty

2 ĐT bên ngoài công ty 3 ĐT trực tiếp

4 ĐT qua internet

5 ĐT từ xa

Câu 4. Phƣơng pháp ĐT nào theo anh/chị là hiệu quả nhất

(Đánh dấu “X” vào ô thích hợp)

 Phƣơng pháp kèm cặp  Đào tạo nghề

 Phƣơng pháp bài giảng, hội nghị, hội thảo  Sử dụng công cụ mô phỏng

 Nghiên cứu tình huống  Mô hình ứng xử

 Ý kiến khác ……….

Câu 5. Các lớp ĐT, đối tƣợng giảng dạy nào theo anh/chị là hiệu quả nhất

(Đánh dấu “X” vào ô thích hợp)

 Giảng viên các trƣờng ĐH, cao đẳng chuyên nghiệp  Ngƣời LĐ kỹ thuật cao của Công ty

 Chuyên gia trong nƣớc  Chuyên gia nƣớc ngoài

 Ý kiến khác ...

Nguồn: Tác gỉả đề xuất

Bên cạnh phiếu điều tra, có thể triển khai dƣới hình thức phỏng vấn trực tiếp. Nội dung câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để xác định nhu cầu ĐT có thể ngắn gọn nhƣ đề xuất ở hộp 4.2.

Hộp 4.2. Nội dung câu hỏi phỏng vấn xác định nhu cầu đào tạo

STT Nội dung câu hỏi

1 Hiện tại anh/chị đang đảm trách công việc gì trong công ty?

2 Anh/chị có gặp khó khăn, trở ngại gì trong việc thực hiện công việc không? 3 Anh/chị có nhu cầu ĐT gì cho bản thân?

4 Hình thức ĐT anh/chị mong muốn là gì (Bên trong/ bên ngoài công ty? Trực tiếp? từ xa?...)

5 Phƣơng pháp ĐT nào anh/chị cho rằng hiệu quả nhất? (kèm cặp? sử dụng dụng cụ mô phỏng? đào tạo nghề?...)

4.3.1.2. Chuẩn hoá tiêu chuẩn chức danh công việc

“Tiêu chuẩn chức danh công việc” của BSR hiện nay còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc phân tích sâu, sát với tình hình thực tế. Đối với với căn cứ “Tiêu chuẩn chức danh công việc”, đây là công cụ cơ bản nhất không chỉ của công tác ĐT mà còn đối với tất cả các hoạt động QTNL, là sản phẩm của quá trình phân tích công việc tại công ty. BSR cũng đã có những hoạt động phân tích công việc nhƣng do hạn chế về nguồn lực thực hiện công việc này, đến nay, các sản phẩm của quá trình này là “Tiêu chuẩn chức danh công việc” gắn với mỗi chức danh tại BSR chỉ mang tính hình thức. Xem xét nhiệm vụ thực tế của “Tiêu chuẩn chức danh công việc” của nhân viên vận hành tại hiện trƣờng (Field Operator – FO) của BSR tại hộp 4.3.

Hộp 4.3. Nhiệm vụ của tiêu chuẩn chức danh FO (Field Operator) đang áp dụng tại BSR

NHIỆM VỤ CHÍNH

- Thực hiện việc ghi chép các thông số vận hành ngoài hiện trƣờng (logsheet), ghi tiêu thụ hóa phẩm xúc tác, ghi lại các thay đổi trong ca vận hành, và lƣu giữ đúng qui định.

- Thực hiện theo hƣớng dẫn của nhân viên vận hành chính ngoài hiện trƣờng để vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả cụm phân xƣởng. - Phối hợp và thực hiện các hoạt động chạy thử, dừng, khởi động và bảo

dƣỡng nhà máy và thiết bị và duy trì các điều kiện làm việc bình thƣờng theo các qui trình vận hành.

- Thực hiện và phối hợp thực hiện những công việc bảo dƣỡng tại cụm phân xƣởng theo chính sách, hƣớng dẫn và quy định của công ty.

Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự và đào tạo - BSR

Có thể nhận thấy rằng, ở BSR có rất nhiều phân xƣởng sản xuất (16 phân xƣởng công nghệ, 11 phân xƣởng phụ trợ và 11 phân xƣởng ngoại vi), mỗi phân xƣởng đều có nhân viên vận hành hiện trƣờng thực hiện công việc tại phân xƣởng

đó. Do đặc thù thiết bị, công nghệ… của mỗi phân xƣởng sản xuất là khác nhau nên bản chất công việc của các nhân viên hiện trƣờng ở mỗi phân xƣởng/ khu vực là khác nhau, từ đó kéo theo tiêu chuẩn chức danh gắn với công việc cũng phải khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một bảng tiêu chuẩn chức danh cho nhân viên vận hành tại hiện trƣờng (FO) cho tất cả các phân xƣởng nên thật sự bảng trên chƣa có giá trị sử dụng nhiều. Việc cần làm ngay là tiến hành hoàn thiện sản phẩm này bằng cách phân chia rõ cho các vị trí công việc ở từng cụm phân xƣởng, từng khu vực. Trên cơ sở đó có thể xây dựng cụ thể từng “Tiêu chuẩn chức danh công việc” cho mỗi vị trí ở từng phân xƣởng, từng khu vực. Hộp 4.4 là ví dụ đề xuất “Tiêu chuẩn chức danh công việc” cho vị trí FO (Field Operator) tại phân xƣởng U11 thay cho “Tiêu chuẩn chức danh công việc” của vị trí FO chung cho tất cả các phân xƣởng ở BSR hiện nay.

Hộp 4.4. Ví dụ đề xuất nhiệm vụ chính của “Tiêu chuẩn chức danh công việc” cho nhân viên vận hành tại hiện trƣờng (FO - Field Operator) tại phân xƣởng U11

NHIỆM VỤ CHÍNH

- Thực hiện việc ghi chép các thông số vận hành U11 ngoài hiện trƣờng (logsheet), ghi tiêu thụ hóa phẩm xúc tác, ghi lại các thay đổi trong ca vận hành tại U11, và lƣu giữ đúng qui định.

- Thực hiện tất cả các công việc liên quan đến vận hành phân xƣởng U11 tại hiện trƣờng, dƣới sự giám sát trực tiếp của nhân viên vận hành chính U11 tại hiện trƣờng.

- Phối hợp và thực hiện những hoạt động khởi động, chạy thử, dừng và duy trì tháp chƣng cất D-1101, lò đốt H-1101 và các thiết bị trao đổi nhiệt EX-1101/ 02/ 03/ 04/ 05/ 06 an toàn, ổn định và hiệu quả.

- Thực hiện và phối hợp thực hiện những công việc bảo dƣỡng tại cụm phân xƣởng U11 theo chính sách, hƣớng dẫn vận hành/ bảo dƣỡng của U11 (U11 Operating Manual) và quy định của công ty.

Hộp 4.5 thể hiện sự so sánh giữa nhiệm vụ chính trong “Tiêu chuẩn chức danh công việc” của FO ở BSR hiện nay (áp dụng cho tất cả các phân xƣởng) và “Tiêu chuẩn chức danh công việc” đề xuất cho FO tại U11.

Hộp 4.5. So sánh nhiệm vụ chính giữa “Tiêu chuẩn chức danh công việc” cho FO hiện tại của BSR và đề xuất “Tiêu chuẩn chức danh công việc” cho FO tại U11

“Tiêu chuẩn chức danh công việc” nhân viên vận hành tại hiện trƣờng

(FO) của BSR hiện nay

Đề xuất “Tiêu chuẩn chức danh công việc” của nhân viên vận hành tại hiện

trƣờng U11 (FO tại U11)

-Thực hiện việc ghi chép các thông số vận hành ngoài hiện trƣờng (logsheet), ghi tiêu thụ hóa phẩm xúc tác, ghi lại các thay đổi trong ca vận hành, và lƣu giữ đúng qui định. -Thực hiện theo hƣớng dẫn của nhân

viên vận hành chính ngoài hiện trƣờng để vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả cụm phân xƣởng.

-Phối hợp và thực hiện các hoạt động chạy thử, dừng, khởi động và bảo dƣỡng nhà máy và thiết bị và duy trì các điều kiện làm việc bình thƣờng theo các qui trình vận hành.

-Thực hiện và phối hợp thực hiện những công việc bảo dƣỡng tại cụm phân xƣởng theo chính sách, hƣớng dẫn và quy định của công ty. (Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự và đào tạo của BSR)

- Thực hiện việc ghi chép các thông số vận hành U11 ngoài hiện trƣờng (logsheet), ghi tiêu thụ hóa phẩm xúc tác, ghi lại các thay đổi trong ca vận hành tại U11, và lƣu giữ đúng qui định.

- Thực hiện tất cả các công việc liên quan đến vận hành phân xƣởng U11 tại hiện trƣờng, dƣới sự giám sát trực tiếp của nhân viên vận hành chính U11 tại hiện trƣờng.

- Phối hợp và thực hiện những hoạt động khởi động, chạy thử, dừng và duy trì tháp chƣng cất D-1101, lò đốt H-1101 và các thiết bị trao đổi nhiệt EX-1101/ 02/ 03/ 04/ 05/ 06 an toàn, ổn định và hiệu quả. - Thực hiện và phối hợp thực hiện những

công việc bảo dƣỡng tại cụm phân xƣởng U11 theo chính sách, hƣớng dẫn vận hành/bảo dƣỡng của U11 (U11 Operating Manual) và quy định của công ty.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)