Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 69)

Xem xét quy trình đào tạo của BSR cho thấy công ty BSR đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch ĐTNL với các hoạt động nền tảng (xem Hình 3.2).

Hình 3.2. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại BSR

Nguồn: Quy trình đào tạo của BSR – 2013.

Xác định mục tiêu ĐT Xây dựng chính sách ĐT Xây dựng chƣơng trình ĐT

3.3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Sau khi xác định nhu cầu ĐT, công ty đã xác định mục tiêu ĐTNV tuy nhiên những mục tiêu của BSR hiện nay mang tính “chung chung”. Các mục tiêu này không sai nhƣng thiếu tính cụ thể, đặc biệt chƣa chú trọng đến đặc thù của công việc bởi vì đối với NV khối hành chính/ văn phòng và NV khối vận hành thì mục tiêu ĐT rõ ràng là khác nhau, cần phải đƣợc xác định rõ ngay từ ban đầu. Ngoài ra, đối với BSR, mục tiêu ĐT cũng cần “cụ thể hóa” dựa trên ngành nghề cụ thể của từng đối tƣợng NV, bởi tuy cùng tham gia vào một chƣơng trình ĐT nhƣng yêu cầu công việc cụ thể của mỗi ngành nghề là khác nhau.

Điển hình nhƣ “chƣơng trình ĐT về máy nén C1301 tại phân xƣởng Reforming của NMLD cho nhân viên khối vận hành sản xuất” với mục tiêu đƣa ra hiện tại của BSR là đảm bảo kiến thức, hiểu biết về máy nén C1301 để thực hiện an toàn, hiệu quả công việc. Chƣơng trình ĐT này áp dụng cho nhân viên khối vận hành sản xuất bao gồm chủ yếu là kỹ sƣ công nghệ Lọc Hóa dầu; kỹ sƣ cơ khí, bảo dƣỡng sửa chữa của công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu nhƣ vậy thì sẽ khó xác định đƣợc kiến thức, kỹ năng cần bổ sung trong quá trình ĐT, số lƣợng NV tham gia ĐT và thời gian ĐT cho từng đối tƣợng nhân viên. Bởi đối với nhân viên Lọc Hóa dầu, nhiệm vụ của họ vận hành máy nén trong dây chuyền sản xuất nên hầu hết các nhân viên có liên quan đến vận hành máy nén C1301 đều cần phải đƣợc ĐT với kiến thức bổ sung cụ thể là nguyên lý hoạt động máy nén và các bƣớc tiến hành để vận hành máy nén trong dây chuyền sản xuất, bên cạnh đó, bổ sung một số kiến thức cơ bản để nhận biết sự cố bất thƣờng về máy nén và các kỹ năng, thao tác cần xử lý trong khởi động và tắt máy nén trong trƣờng hợp sự cố với thời lƣợng ĐT tƣơng đối ngắn. Còn đối với nhân viên cơ khí, bảo dƣỡng sửa chữa, nhiệm vụ của họ là thực hiện kiểm tra, bảo trì, sửa chữa máy nén, đảm bảo máy nén hoạt động an toàn thì ngoài các quy trình về vận hành, khởi động, tắt máy cơ bản, NV cơ khí, bảo dƣỡng sửa chữa cần đƣợc ĐT chuyên sâu về công tác kiểm tra, bảo dƣỡng, phát hiện hƣ hỏng và sửa chữa, thay thế phụ tùng hƣ hỏng… Ngoài ra cần ĐT trên mô hình, thiết bị cụ thể, nhƣ vậy thời lƣợng ĐT sẽ dài hơn, mất nhiều thời gian hơn và việc lựa chọn một số NV có am hiểu và kỹ năng chuyên môn cao tham gia chƣơng trình ĐT là cần thiết.

3.3.2.2. Xây dựng chính sách ĐT

Cũng nhƣ những hoạt động khác, chính sách ĐTNL của công ty đã đƣợc ban hành thống nhất cho tất cả các đối tƣợng. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, về hình thức ĐT: Công ty đã kết hợp thực hiện cả ĐT bên trong

DN và ĐT bên ngoài DN. Trong đó, ƣu tiên đào tạo nội bộ, đào tạo bên trong DN. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi, tỷ lệ NV đƣợc ĐT bên trong DN chiếm phần lớn đƣợc thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ áp dụng các hình thức đào tạo nhân lực tại BSR

STT Hình thức đào tạo Tỷ lệ (%)

1 ĐT bên trong DN 68

2 ĐT bên ngoài DN 28

Nguồn: Tổng hợp điều tra NLĐ BSR bằng bảng hỏi.

Phỏng vấn phó phòng Tổ chức Nhân sự và Đào tạo của công ty cho hay, mặc

dù ĐT bên ngoài có nhiều điều kiện thuận lợi về môi trường học tập, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ, đội ngũ giảng viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm giỏi, nhưng công ty vẫn ưu tiên và thường xuyên áp dụng hình thức ĐT bên trong DN bởi vì đây là hình thức tiết kiệm chi phí, phù hợp với điều kiện thời gian công tác (nhất là đối với NV vận hành, làm việc theo ca/kíp) và hiện tại hệ thống cơ sở ĐT về kiến thức, kỹ năng sản xuất chế biến và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu ở trong nước còn rất hạn chế. Hình thức ĐT bên ngoài DN chủ yếu chỉ dành cho đối tượng là NV hành chính/ văn phòng. Đối với đối tượng là NV khối vận hành làm việc theo ca/ kíp thì hầu như chỉ được ĐT dưới hình thức bên trong DN, đối với NV khối vận hành ở các vị trí trưởng bộ phận, trưởng phân xưởng, trưởng cụm… làm việc theo giờ hành chính thì đa số được tham gia ĐT bên ngoài DN, ĐT ở nước ngoài do điều kiện kinh nghiệm, tiến bộ kỹ thuật của các cơ sở trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên chi phí tốn kém nên cần phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng. Các hình thức ĐT từ xa và ĐT qua mạng internet chưa được áp dụng tại Công ty.

Thứ hai, về phương pháp ĐT: Hiện nay công ty mới chỉ áp dụng chủ yếu

giảng/ hội nghị/ hội thảo (tổng cộng chiếm hơn 90%), và các phƣơng pháp khác (nhƣ sử dụng dụng cụ mô phỏng, đóng kịch, làm bài tập kỹ năng...) chƣa đƣợc quan tâm áp dụng nhiều, chỉ chiếm chƣa đến 10% còn lại, thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3.3. Tỷ lệ áp dụng các phƣơng pháp đào tạo nhân lực tại BSR

Nguồn: Tổng hợp điều tra NLĐ BSR bằng bảng hỏi.

Phƣơng pháp kèm cặp đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng những NV vận hành có tay nghề, có kinh nghiệm hƣớng dẫn NV mới hoặc NV dự kiến chuyển vào vị trí công việc mới. Việc áp dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp này ngoài yếu tố tiết kiệm mà còn làm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty, đồng thời giúp NV mới có thể nắm bắt đƣợc ngay các yêu cầu của công việc thực tế. Tuy nhiên, sử dụng phƣơng pháp này cũng có thể mang tới những hệ lụy khi “ngƣời thầy” truyền dạy cả thói quen không có lợi cho công việc của mình.

Phƣơng pháp ĐT nghề cung cấp cho học viên tham gia có đƣợc thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết, đƣợc kết hợp lý thuyết và thực hành ngay trong quá trình làm, học và thực hiện công việc, do đó góp phần bồi dƣỡng, nâng cao trình độ và cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm mới cho NV. Tại BSR khi NV các phòng Tổ chức Nhân sự và đào tạo, phòng Kế toán có yêu cầu đƣợc bổ sung kỹ năng, kiến thức, thông thƣờng đƣợc tham gia các khóa học ngắn hạn do các đối tác, các cơ sở ĐT cung cấp.

Đối với NV khối hành chính/ văn phòng, BSR triển khai chủ yếu ĐT theo phƣơng pháp bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo theo hình thức tổ chức tại DN hoặc tổ chức bên ngoài DN.

Một số phƣơng pháp ĐT khác nhƣ sử dụng dụng cụ mô phỏng, đóng kịch… chƣa đƣợc áp dụng nhiều.

Thứ ba, về nội dung ĐT: ĐT kiến thức về chuyên môn kỹ thuật đƣợc công

ty chú trọng nhất đặc biệt là phần kiến thức chuyên môn. Kỹ năng chuyên môn mới đƣợc công ty lƣu ý ĐT hơn trong những năm gần đây. Có thể thấy nội dung ĐT của BSR ngày càng phong phú, tuy nhiên vẫn có những nội dung quan trọng nhƣng chƣa đƣợc công ty đầu tƣ nhƣ Tiếng Anh giao tiếp, phƣơng pháp sắp xếp thời gian, phƣơng pháp phối hợp công việc… Các nội dung ĐTNL tại BSR trong các năm đƣợc thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các nội dung đào tạo nhân lực tại BSR trong các năm

Nội dung đào tạo 2011 2012 2013

1. Chuyên môn kỹ thuật * Kiến thức chuyên môn

Thƣơng mại, thị trƣờng x x x

An toàn x x x

Vật tƣ kho cảng x x x

Công nghệ thông tin x x x

Bảo dƣỡng sửa chữa x x x

Lọc hóa dầu x x x

Kiến thức khác (thí nghiệm, pháp luật…) x x x

Tiếng Anh 0 0 0

* Kỹ năng chuyên môn

Giao tiếp 0 0 x Phân tích 0 x x Tƣ vấn 0 x x Thƣơng lƣợng 0 0 x Quản lý x x x 2. Văn hóa DN 0 x x 3. Phương pháp công tác

PP tiến hành công việc 0 x x

PP sắp xếp thời gian 0 0 0

PP phối hợp công việc 0 0 0

4. Chính trị - lý luận 0 x x

Đối với BSR, do đặc thù khối lƣợng công việc lớn, hạn chế thời gian ĐT ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của công ty nên thời gian tổ chức ĐT thông thƣờng đƣợc sắp xếp vào các ngày cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) đối với NV khối hành chính/ văn phòng. Đối với NV khối vận hành theo ca/ kíp, thời gian ĐT thƣờng đƣợc bố trí vào các ngày nghỉ ca. Các nội dung đã đƣợc hoạch định trƣớc, đƣợc thông báo tới đối tƣợng ĐT để họ cùng với bộ phận phụ trách nội dung ĐT có sự chuẩn bị chu đáo. Trong một số trƣờng hợp, thời gian ĐT đƣợc sắp xếp, bố trí tùy thuộc vào các cơ sở ĐT tổ chức (ĐT dài, trung hay ngắn hạn cho NV khối hành chính/ văn phòng). Ngoài ra, các phòng chức năng thuộc khối vận hành, sản xuất của BSR còn tự tổ chức các buổi “ĐT nội bộ” thƣờng gọi là “Technical - Sharing” ngay tại BSR trong khoảng thời gian 1-2 giờ/ tuần vào một ngày đƣợc quy định cụ thể tùy thuộc vào phòng chức năng đó. Mục đích của các buổi này nhằm trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ tư, về chế độ đối với NL tham gia ĐT đã đƣợc quy định cụ thể trong

“Quy chế đào tạo” của BSR tại hộp 3.1.

Hộp 3.1. Quy định liên quan thời gian đào tạo không đƣợc tính làm thêm giờ

Nguồn: Điều 18 - Quy chế đào tạo - BSR.

Ngoài ra, chế độ về lƣơng trong quá trình tham gia ĐT cũng đƣợc quy định rõ trong “Quy chế trả lƣơng” của BSR tại hộp 3.2.

Hộp 3.2. Quy định về trả lƣơng trong thời gian đào tạo

Nguồn: Điều 9.3 - Quy chế trả lương - BSR.

Bên cạnh các quy chế của công ty BSR, PVN cũng ban hành “Quy chế đào tạo và quản lý đào tạo” áp dụng cho tất cả các đơn vị trong ngành. Chế độ đối với NV tham gia đào tạo xa nơi làm việc của BSR hiện đang đƣợc áp dụng theo quy chế này, thể hiện tại hộp 3.3.

Hộp 3.3. Chế độ cho nhân viên đào tạo xa nơi làm việc

Nguồn: Điều 8 - Quy chế đào tạo và quản lý đào tạo - PVN.

Thứ năm, về dự trù ngân sách ĐT. Tiền đề vật chất cho công tác ĐT đƣợc

BSR hoạch định cùng với các khoản chi phí khác trong kế hoạch KD của mình.Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở mục 3.3.1.1 mục tiêu ĐT chƣa chứa đựng yếu tố dài hạn nên kinh phí ĐT đƣợc hoạch định trong tổng ngân sách cũng tƣơng đối “ổn định”. Ngoài ra, ngân sách ĐT dự kiến tại BSR chỉ tính cho những khoản chi phí hành chính và chi phí giảng viên trực tiếp mà chƣa kể đến các chi phí thƣởng, động viên

NLĐ trong thời gian học tập hay chi phí trả lƣơng cho giảng viên nội bộ... Do đó, tính đầy đủ của ngân sách ĐT là một hạn chế.

Bảng 3.4. Ngân sách cho đào tạo nhân lực tại BSR trong các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Các loại chi phí Năm

2011 2012 2013

1 Chi phí ĐT kế hoạch 17.012 17.882 18.175

2 Chi phí ĐT thực tế 10.929 16.253 17.966

3 Tỷ lệ (%) 64% 91% 99%

Nguồn: Báo cáo tình hình đào tạo của Công ty BSR (2011, 2012, 2013).

Theo bảng 3.4, thực tế chi phí ĐT hàng năm phản ánh sự đầu tƣ đều đặn và đƣợc lãnh đạo BSR chú trọng quan tâm. Năm 2011 sử dụng khá ít nguồn lực tài chính đã dự trù là do thời gian đầu hoạt động, NMLD Dung Quất còn đƣợc sự hỗ trợ vận hành của rất nhiều chuyên gia từ các nƣớc trên thế giới nên công tác ĐT chủ yếu trong năm này là OJT (On-job training) nhằm học tập kinh nghiệm của chính các chuyên gia đang hỗ trợ vận hành. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu hoạt động, nhà máy vận hành chƣa ổn định nên mọi nguồn lực đều tập trung vào công tác vận hành và hỗ trợ vận hành, làm việc cả những ngày cuối tuần nên chƣa có thời gian đầu tƣ nhiều vào công tác ĐT, vì vậy chi phí ĐT thực tế chỉ chiếm 64% kinh phí ĐT dự trù.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)