Kết quả hoạt động của Công ty

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 57)

Công ty TNHH MTV Lọc Hóa dầu Bình Sơn đã chính thức tiếp nhận và vận hành thƣơng mại NMLD Dung Quất kể từ ngày 30/5/2010. Trong những năm đầu vận hành Nhà máy, công ty gặp vô vàn những khó khăn dẫn đến kết quả SXKD

của công ty không thuận lợi và đến năm 2013 hoạt động của công ty mới đem lại lợi nhuận góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của PVN, đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.

Kết quả SXKD của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 thể hiện tại Phụ lục 4. Qua Phụ lục 4, ta thấy kết quả SXKD của Công ty trong năm 2011 và năm 2012 bị lỗ, lợi nhuận sau thuế lần lƣợt là -2.538 tỷ đồng và -1.289 tỷ đồng. Doanh thu năm 2011 là 89.261 tỷ đồng (tăng 110% so với kế hoạch là 80.858 tỷ đồng); năm 2012 là 127.778 tỷ đồng (tăng 118% so với kế hoạch là 108.335 tỷ đồng); năm 2013 công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 2.193,6 tỷ đồng (tăng 101% so với kế hoạch là 2.161 tỷ đồng).

Kết quả SXKD của Công ty trong 3 năm có sự ảnh hƣởng của các yếu tố chính sau:

-Sự biến động của giá dầu thô và sản phẩm: Dầu thô Bạch Hổ có giá khá cao so với giá dầu thế giới trong khi giá sản phẩm lại đƣợc bán trên cơ sở tham chiếu thị trƣờng quốc tế. Vì chi phí dầu thô chiếm khoảng 96% trong tổng giá thành sản xuất sản phẩm NMLD và chiếm khoảng 91% trong tổng chi phí nên giá dầu thô và giá sản phẩm tăng không tƣơng xứng tại một số thời điểm đã ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả SXKD của công ty.

-Khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay: Thời gian tích lũy nguồn trả nợ từ hoạt động của nhà máy là không có.

-Hoạt động của Nhà máy chƣa ổn định trong những năm đầu hoạt động: Đến ngày 28/2/2013 Nhà máy mới đƣợc chính thức nghiệm thu từ tổ hợp Nhà thầu Technip nên các thiết bị hoạt động chƣa thật sự ổn định, khi các sự cố kỹ thuật xảy ra cần mất thời gian để khắc phục, tinh chỉnh, tối ƣu hóa nên ảnh hƣởng đến công suất Nhà máy từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD của Công ty.

-Lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá số dƣ ngoại tệ các khoản nợ phải trả dài hạn cuối năm 2011: Tại thời điểm 31/12/2011, công ty có phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá số dƣ ngoại tệ các khoản nợ phải trả dài hạn là 3.069 tỷ đồng. Theo Thông tƣ 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 cho phép: “Trƣờng hợp

hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhƣng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dƣ ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ đƣợc theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhƣng tối đa không quá 5 năm”. Vì vậy, công ty đã thực hiện phân bổ 570 tỷ đồng vào kết quả kinh doanh năm 2011, phần còn lại 2.499 tỷ đồng công ty đã phân bổ vào kết quả kinh doanh năm 2012 là 625 tỷ đồng và dự kiến phân bổ trong năm 2013 là 1.874 tỷ đồng. Nhƣ vậy, nếu số lỗ trên đƣợc hạch toán hết vào kết quả kinh doanh năm 2011 thì lúc đó lợi nhuận năm 2011 sẽ giảm 2.499 tỷ đồng, lợi nhuận năm 2012 sẽ tăng thêm 625 tỷ đồng và lợi nhuận năm 2013 sẽ tăng thêm 1.874 tỷ đồng.

-Cơ chế tài chính: Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 công ty đều đƣợc hƣởng cơ chế tài chính đó là đƣợc giữ lại mức giá trị ƣu đãi (5% đối với LPG; 7% đối với xăng, dầu và 3% đối với sản phẩm hóa dầu) đối với phần thuế nhập khẩu cấu thành trong giá bán sản phẩm lọc hóa dầu. Tuy nhiên, đối với năm 2013 công ty đƣợc Tập đoàn cấp bù phần chênh lệch giữa mức giá trị ƣu đãi với mức thuế nhập khẩu trong trƣờng hợp mức thuế nhập khẩu tại thời điểm tiêu thụ thấp hơn mức giá trị ƣu đãi.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn (Trang 57)