Trong những năm gần đây, phương pháp đốt cháy trở thành một trong những phương pháp quan trọng trong tổng hợp các vật liệu gốm, compozit, vật liệu nano và chất xúc tác. Phương pháp này tận dụng nhiệt của phản ứng tự cháy: chất ban
đầu có thể cháy ở nhiệt độ thấp (1500C -5000C) và tăng nhanh tới nhiệt độ cao (10000C -14000C) mà không cần cung cấp năng lượng ngoài, do đó phương pháp này tiết kiệm được năng lượng. Quá trình cháy diễn ra nhanh và có thể đạt đến độ
chuyển hoá trực tiếp giữa các phân tử của dung dịch tiền chất đến sản phẩm oxit cuối cùng, tránh được sự hình thành các pha tinh thể trung gian nên sản phẩm có độ
tinh khiết cao. Ngoài ra, phương pháp này không đòi hỏi thiết bị công nghệ phức tạp và hiện đại [47].
Tùy thuộc vào trạng thái của các chất phản ứng, tổng hợp đốt cháy có thểđược chia thành ba dạng: đốt cháy pha rắn, đốt cháy dung dịch và đốt cháy pha khí.
Hiện nay, đốt cháy dung dịch đang được sử dụng rộng rãi đểđiều chế oxit kim loại hay các oxit hỗn hợp. Phương pháp này thường sử dụng các hợp chất hữu cơ
29
- Là tác nhân tạo phức với các ion kim loại tạo ra môi trường dung dịch đồng nhất.
- Làm nhiên liệu cho quá trình cháy (là nguồn cung cấp C và H, khi cháy sẽ
tạo ra CO2 và H2O, đồng thời quá trình này tỏa nhiều nhiệt) [1].
Để ngăn ngừa sự tách pha đồng thời tạo được độ đồng nhất cao cho sản phẩm, phương pháp đốt cháy dung dịch thường sử dụng các tác nhân tạo gel. Một số
polyme hữu cơ được sử dụng làm tác nhân tạo gel như polyvinyl ancol, polyetylen glycol, polyacrylic axit… Một số polyme còn có vai trò nhiên liệu như polyvinyl ancol , polyacrylic axit, gelatin…nên phương pháp này được gọi là phương pháp
đốt cháy gel polyme.