Nguyên nhân chính là bởi xã hội của sử thi Tây Nguyên vẫn tồn tại trong mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, tương thân tương ái mà

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 99)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

4.2.3. Nguyên nhân chính là bởi xã hội của sử thi Tây Nguyên vẫn tồn tại trong mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, tương thân tương ái mà

tại trong mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, tương thân tương ái mà Võ Quang Nhơn gọi đó là “xã hội công xã láng giềng” [61, 11]. Trong chế độ xã hội cộng đồng ấy, dù đã có người giàu - người nghèo nhưng chưa có người bóc lột và bị bóc lột; dù đã xuất hiện sự phân tầng xã hội nhưng chưa thể hình thành nên những giai cấp đối kháng, theo đúng nghĩa của từ này.

Lẽ đương nhiên, trong xã hội ấy, tính cộng đồng tập thể nổi lên hàng đầu. “Trong buôn làng có một sự cố kết rất chặt chẽ, tạo nên một tinh thần cộng đồng làng rất mạnh mẽ. Mỗi thành viên trong làng là của tập thể làng, làng có trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín, tính mệnh, chống lại sự xúc phạm của làng khác. Nếu một người bị xúc phạm hoặc bị đe dọa thì cả làng vào can thiệp, nếu cần thì đổ máu để bảo vệ một thành viên. Về phía từng thành viên, sự gắn bó với tập thể, giữ gìn luật lệ, quy định trong đời sống vật chất hoặc quy định về tín ngưỡng là một nghĩa vụ thiêng liêng, là lẽ sống. Bị cộng đồng phê phán là một điều đau khổ lắm, bị khai trừ ra khỏi cộng đồng là một hình phạt nặng nề nhất” [59, 93 – 94].

Tiêu biểu cho tính cộng đồng và quyền lực tập thể ở các buôn làng là vai trò của các tù trưởng, của những người anh hùng. Khi Dăm Săn, Mdrong Dăm đi giành lại vợ, khi Lêng, Tiăng đi cướp vợ người,… thì dân làng, tôi tớ gái trai và thậm chí có trường hợp cả thần linh cũng sẵn sàng lên đường để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu. Người anh hùng giành hết chiến công này đến chiến công khác, một phần là nhờ vào lòng dũng cảm, sức mạnh và bản lĩnh của mình nhưng đóng góp vào những chiến công ấy còn là sự giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng, của nhân dân. Nhưng mặt khác, khi người anh hùng giành được những chiến công, thì toàn thể cộng đồng cùng hoan hỉ ăn mừng với niềm tự hào, kiêu hãnh. Buôn làng không bao giờ quên những đứa con của

chiến công, kì tích phi thường ấy cũng mang lại cho buôn làng những tài sản vô giá là quyền uy và danh tiếng… Bởi thế, có thể thấy rằng, những anh hùng trong sử thi là những con người tiêu biểu cho sức mạnh, đại diện cho ước mơ và lí tưởng thẩm mĩ của cộng đồng. Như vậy, giữa anh hùng và dân chúng, giữa cá nhân và tập thể mảy may không có một tách biệt, đối lập nào, mà trái lại, đó là mối quan hệ gắn bó hữu cơ theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, đoàn kết và thương yêu nhau. Chính sự gắn kết cộng đồng ấy đã góp phần quan trọng làm nên tính chất hào hùng của sử thi Tây Nguyên.

4.2.4. Tinh thần tập thể, đoàn kết, tương thân tương ái một mặt tạo

nên sự hòa hợp và tiếng nói chung trong nội bộ cộng đồng buôn, nhưng mặt khác lại tạo ra sự khép kín, để rồi dẫn đến sự đối lập, xung đột giữa các cộng đồng; và chiến tranh xảy ra là điều không thể tránh. Thật vậy, trong một xã hội mà nỗi buồn của một người cũng là nỗi buồn của mọi người, niềm vui của mọi người được san sẻ cho từng người thì sự cố kết là vô cùng chặt chẽ và bền vững. Sự cố kết ấy càng chặt chẽ, bền vững bao nhiêu thì sự khép kín càng thể hiện rõ bấy nhiêu. Khi có mâu thuẫn, thì tính chất khép kín như một thứ dầu đổ vào lửa, làm bùng lên những xung đột, và những xung đột kia chỉ có thể được giải quyết một cách triệt để bằng những cuộc chiến một mất một còn. Đối mặt với kẻ thù, toàn thể cộng đồng, trên hết là người anh hùng không thể và không được phép khoan nhượng. “Chỉ có nhất tề xông lên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, đạt cho kì được mục đích. Người này thua thì người khác xung trận. Thế hệ trước hi sinh thì thế hệ sau tiếp tục cuộc chiến đấu. Và đối với kẻ thù số một thì chỉ có một cách xử duy nhất là giết” [58, 228 -229]. Vậy, có thể coi đó như là “mặt trái” của tính cộng đồng?

Chưa chắc! Bởi những cuộc chiến tranh ấy nhất định phải xảy ra vì yêu cầu của lịch sử, vì sự phát triển, tiến hóa của loài người. Chiến tranh là

máu đổ nhưng máu phải đổ để đất đai liền một dải, để các thị tộc, bộ lạc đồng hóa trong sự kết hợp rồi hình thành các liên minh bộ lạc, để loài người được bước lên một bậc thang mới và lịch sử được sang trang…

Tóm lại, xã hội được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên đang ở vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, lúc chế độ này đang trên đường tan rã. Tính cộng đồng, tinh thần dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái bên cạnh sự phân biệt giàu nghèo và những cuộc chiến tranh sống còn nhằm mở rộng đất đai, liên minh bộ lạc… là những mảng màu cơ bản của xã hội Tây Nguyên - trong ánh hồi quang của thời đại một-đi-không-trở- lại…

KẾT LUẬN

1. Tây Nguyên là vùng đất ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa độc đáo, trong đó nổi bật hơn cả là sử thi. Sử thi chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống của con người Tây Nguyên trong một thời kì lịch sử, một giai đoạn văn hóa nhất định với tất cả những bộn bề của đời sống; những biến cố, chuyển mình của lịch sử và những tình cảm, ước mơ, khát vọng của cộng đồng.

Cùng với chiến tranh, hôn nhân là một đề tài quan trọng và đáng chú ý của sử thi Tây Nguyên. Thông qua vấn đề hôn nhân, chúng ta sẽ thấy được tính chất và trình độ phát triển của xã hội, chúng ta sẽ hình dung ra được một bức tranh với những mảng màu sống động về đời sống của con người Tây Nguyên trong thời đại sử thi, là chìa khóa để chúng ta khám phá vùng đất thú vị này.

2. Trong sử thi Tây Nguyên, bên cạnh những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ như sự chủ động của người phụ nữ trong hôn nhân, hình thái hôn nhân cư trú bên vợ, quyền uy của người phụ nữ trong đời sống hôn nhân - gia đình, tục “nối nòi” độc đáo của người Ê Đê là những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ như hiện tượng ngoại tình, tâm lí thích đa thê ở người đàn ông, như hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ…

Xã hội Tây Nguyên trong thời đại sử thi về cơ bản vẫn là xã hội mẫu quyền. Người phụ nữ chưa hề bị “truất ngôi”, “thất thế” mà trái lại địa vị vẫn còn rất vững vàng. Tuy nhiên, những mầm mống của chế độ hôn nhân phụ hệ đã phát lộ, và chính sự thoát thai ngay trong lòng xã hội mẫu hệ của những tín hiệu mới ấy đã khiến cho chúng ta có cơ sở để tin rằng, về đại thể, hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên là một nấc thang quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ.

3. Những cuộc hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên thường thấm đẫm tính chất anh hùng ca. Điều ấy được thể hiện ở chỗ, đó không phải là hôn nhân của những con người bình thường mà là của những con người phi thường - những người hùng. Bởi thế, phương thức, tính chất hôn nhân cũng rất đặc biệt, được phản ánh ở bốn điểm sau: anh hùng cướp người đẹp về làm vợ, anh hùng cứu người đẹp và lấy làm vợ, anh hùng chiến đấu với kẻ thù để giữ vợ và anh hùng giành lại người vợ bị cướp.

Những cuộc hôn nhân mang tính anh hùng ca ấy đã nói lên mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa hôn nhân và chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên. Hôn nhân là cội nguồn, là động cơ của chiến tranh, đến lượt nó, chiến tranh lại trở thành phương tiện, con đường dẫn tới hôn nhân. Mở đầu và kết thúc của những cuộc chiến thường có sự góp mặt của hôn nhân. Vậy tại sao chiến tranh và hôn nhân lại quan hệ với nhau khăng khít, chặt chẽ và khó tách rời nhau đến vậy?

Nguyên nhân ấy xuất phát từ yêu cầu, bản chất của thể loại. Nếu xem sử thi là những câu chuyện đơn tuyến kể về sự nghiệp vĩ đại, phi thường của những người hùng thì chiến tranh và hôn nhân chính là hai đề tài phù hợp, thích đáng nhất đối với thể loại ấy; bởi mối quan hệ hai chiều giữa chiến tranh và hôn nhân đã góp phần tạc nên một bức tượng đài kì vĩ về người anh hùng trong thời đại sử thi.

4. Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên về cơ bản là hôn nhân đối ngẫu. Điều đó được thể hiện ở dấu ấn của tình yêu, sự sở hữu, tính ghen tuông; ở hiện tượng hôn nhân cướp đoạt; ở những tính toán lợi hại và hiện tượng mua bán trong hôn nhân. Tuy nhiên, hôn nhân đối ngẫu thực chất vẫn là hình thái quá độ từ chế độ quần hôn đến chế độ hôn nhân cá thể. Bởi vậy, nó vừa mang trong mình những tín hiệu của thì tương lai - những “triệu chứng” dù còn sơ khai của chế độ một vợ một chồng, lại vừa không thể khỏa lấp hết được những tàn dư của chế độ quần hôn trong thời quá vãng.

Qua tất cả những điều vừa nói ở trên, có thể thấy rằng xã hội được phản ánh trong sử thi Tây Nguyên đang ở vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, lúc chế độ này đang trên đường tan rã. Tính cộng đồng, tinh thần dân chủ, bình đẳng, tương thân tương ái bên cạnh sự phân

liên minh bộ lạc… là những sắc màu, đường nét cơ bản của bức tranh xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại vĩnh viễn một-đi-không-trở- lại…

5. Như vậy, qua đề tài này, chúng tôi hi vọng đã mang đến cho người đọc một cái nhìn bao quát về hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề thú vị khác như so sánh sự tương đồng và dị biệt giữa hôn nhân trong sử thi của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khơ Me với hôn nhân trong sử thi của các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo, hay sự giao thoa và lệch pha giữa hôn nhân trong sử thi với hôn nhân trong đời sống đương đại của đồng bào Tây Nguyên… mà khuôn khổ của một bản luận văn cao học chưa cho phép chúng tôi đi tiếp. Vì thế, với chúng tôi, hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên vẫn là một “miền đất hứa”…

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)