Hôn nhâ n cội nguồn của chiến tranh

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 74)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

3.2.1.Hôn nhâ n cội nguồn của chiến tranh

Trong sử thi Tây Nguyên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới chiến tranh: trả thù, đòi nợ, cướp/giành lại vật quý, mở rộng đất đai, địa bàn… Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng nếu không muốn nói là rất quan trọng, rất đáng kể. Nguyên nhân ấy được gói gọn trong hai chữ “hôn nhân”.

Trong nhiều trường hợp, hôn nhân là mục đích, là động cơ trực tiếp của chiến tranh. Những người hùng, những tù trưởng trong sử thi sẵn sàng lăn xả vào các cuộc chiến để cướp vợ, để giữ vợ hoặc giành lại vợ. Vì sao? Vì hôn nhân cũng chính là thành quả, là chiến công mà những kẻ cầm khiên trong thời đại sử thi luôn khát khao, săn đuổi, kiếm tìm và bảo vệ.

Anh hùng Lêng con Rung trong sử thi Mơ Nông Cướp Bung con Klêt

đã gạt sang một bên những cô gái mà gia đình mình đã chọn để tự mình đi tìm vợ. Người mà Lêng đã “ưng cái bụng” và muốn cưới làm vợ là nàng Bung con Klêt. Thấy vậy, các anh trai của Lêng đã ra sức can ngăn, và cảnh

báo trước hành vi ngông cuồng của Lêng chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh dữ dội:

“Ta không thắng Ndu con Klêt đâu Ta không thắng Yang con Klêt đâu Ai dám chọc tổ con ong klôr

Ai dám chọc con hổ đang gầm Ai dám bắt lươn thần đáy nước Họ đông người như rừng cây chuối Họ nhiều người như sâu ăn măng Họ nhiều người như miếng thịt trâu Nhiều chẳng kém quả kul chân thác Người của họ lanh như con trăn Người của họ dữ như thần Sét

Người của họ hăng như trâu rừng…”

Nhưng bất chấp “chuyện cướp vợ không dễ dàng”, bất chấp đối thủ toàn người can đảm, gan dạ, với hàng trăm lưỡi dao, hàng nghìn lưỡi mác, Lêng vẫn quyết định lên đường. Điều đó cũng có nghĩa là, chàng trai ấy đã chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với những cuộc chiến đầy cam go trước mắt. Vậy là, chính người con gái xinh đẹp mà Lêng ngày đêm ao ước ấy, chính cuộc hôn nhân mà Lêng mong chờ, săn đuổi ấy đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy Lêng lên đường cướp vợ, cũng như tiếp thêm sức mạnh cho Lêng để chiến đấu và chiến thắng đối phương:

Một trăm trận, Lêng đánh một tay

Năm chục người, Lêng đánh bằng gươm (…)

Một lần chết một lần sống lại Trăm lần chết xuống Phan sống lại Từ Phan về chiến đấu càng hăng”.

Trong sử thi Ê Đê Dăm Săn và Mdrong Dăm, các Mtao đã “phớt lờ”

lời can ngăn của người nhà, của tôi tớ, đã xem thường sức mạnh phi thường của đối thủ để đi cướp vợ người. Và đó chính là lí do khiến người anh hùng phải cầm gươm xung trận giành lại vợ. Bảo vệ cuộc hôn nhân, đòi lại người phụ nữ của mình là trách nhiệm kẻ mặc khố cầm khiên. Sừng tê giác bị giành, ngà voi quý bị lấy, vợ người giàu có bị cướp là những “điều kiện cần”; nhưng bên cạnh điều kiện cần ấy, nếu thiếu mất “điều kiện đủ” là sự dũng cảm, là bản lĩnh, là bổn phận, trách nhiệm của người anh hùng thì chiến tranh sẽ không xảy ra. Trong sử thi Dăm Săn và Mdrong Dăm có cả

điều kiện cần và điều kiện đủ ấy, vì vậy, chiến tranh nổ ra là tất yếu…

Còn trong sử thi Ba Na Giông cứu nàng Rang Hu, vì ghen tức trước

việc Giông và Rang Hu thành vợ chồng mà bọn Dăm Hơ Dang, Phang Yal, Giơ Hu Ơl… đã thách thức, khiêu khích Giông: “Tiên sư Giông! Mày gan dạ chừng nào? Mày dám cướp vợ của chúng tao. Nếu chúng tao muốn giết Jơ Gốk cũng được thôi. Nhưng mày đã giành giết trước để cướp vợ chúng tao. Hãy lên trên không, chúng ta đánh nhau thử xem ai thắng, ai thua! Mày dũng mãnh chừng nào?”

Để bảo vệ cuộc hôn nhân, để vợ không bị rơi vào tay kẻ thù, Giông đã lao vào cuộc chiến. Và máu đã đổ, phải đổ là đương nhiên… Tất cả cũng chỉ vì hai chữ “phụ nữ”.

Tóm lại, trong rất nhiều cuộc chiến đều có bóng dáng của người phụ nữ. Phụ nữ và những cuộc hôn nhân là động cơ, là mục đích, là nguyên cớ của chiến tranh. Hay nói cách khác, chính hôn nhân đã “châm ngòi nổ” cho những cuộc chiến…

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 74)