Hôn nhâ nở các dân tộc Tây Nguyên và hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 29)

Nguyên

1.2.2.1. Hôn nhân ở các dân tộc Tây Nguyên

Các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên thuộc về hai nhóm ngôn ngữ - tộc người: nhóm Môn - Khơ Me và nhóm Nam Đảo. Hầu hết các dân tộc ấy cho đến nay vẫn đang ở trong phạm trù xã hội nguyên thủy, chứ chưa đạt đến quan hệ phong kiến sơ kì, hay phong kiến tập quyền. Do đó, chế độ xã hội và hình thái hôn nhân nơi đây có nhiều đặc điểm khác so với xã hội và hôn nhân của người Việt.

Ở tất cả các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Chăm, Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru), và một vài dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khơ Me (Mơ Nông, Cơ Ho…), mẫu hệ vẫn được coi là đặc điểm chủ yếu của chế độ xã

hội. “Ở các dân tộc này, chế độ mẫu hệ được biểu hiện khá rõ ràng trên nhiều mặt của đời sống xã hội.

- Con cái lấy họ mẹ, thuộc quyền gia đình dòng mẹ

- Con gái đi hỏi chồng và cưới chồng

- Con gái sau khi lấy chồng, được cư trú tại nhà mình trong khi con trai phải chuyển sang cư trú bên nhà vợ (trường hợp phổ biến)

- Con gái được hưởng tài sản thừa kế. Đặc biệt, cô con gái út được hưởng phần nhiều nhất

- Con cháu thuộc dòng họ mẹ (kể cả trai và gái), khi chết được chôn tại khu mộ của tộc họ dòng mẹ (kể cả con trai đã sang cư trú bên nhà vợ)

- Con trai, con gái cùng họ (họ tính theo dòng mẹ) không được kết hôn với nhau. Nếu vi phạm, bị coi là phạm tội loạn luân và bị xét xử rất nặng” [74, 101].

Cho đến năm 1945, thậm chí trong thời gian gần đây, ở các dân tộc này vẫn còn tồn tại đại gia đình mẫu hệ với những chiếc nhà dài điển hình. Hiện nay, đại gia đình mẫu hệ đang trên đường giải thể để chuyển sang tiểu gia đình mẫu hệ. Quá trình giải thể này là một bước đi tiến bộ, tích cực, và nó góp phần giải phóng sức sản xuất, kích thích tinh thần lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống hạnh phúc riêng cho một gia đình nhỏ.

Bên cạnh đó, nhiều dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khơ Me đã chuyển sang chế độ phụ quyền, trong đó ở một số dân tộc dấu vết mẫu hệ đã mờ nhạt như Ba Na, Khơ Mú, Vân Kiều, Xinh Mun… nhưng cũng có dân tộc tàn dư mẫu hệ còn đọng lại khá rõ như Tà Ôi, Cơ Tu… Đối với những dân tộc này, đại gia đình cơ bản đã tan rã, thay vào đó là hình thức tiểu gia

đình phụ quyền. “Hôn nhân đã mang rõ tính chất mua bán. Hôn lễ đã phức tạp, sau khi kết hôn, vợ về nhà chồng, bất bình đẳng nam nữ đã thể hiện trong cuộc sống… Chế độ quần hôn còn để lại dấu vết trong các tập tục hôn nhân anh em chồng, chị em vợ… Tục ở rể khá nặng nề…” [14, 26].

Cũng nói thêm về nguyên tắc nội hôn dân tộc và ngoại hôn dòng họ ở người Ba Na, Xơ Đăng, H’rê… Dù đây là nguyên tắc hôn nhân có tính phổ biến nhưng điều đáng chú ý là trong khi ở các dân tộc theo chế độ mẫu hệ như Chăm, Ê Đê, Gia Rai… ngoại hôn dòng họ là tuyệt đối - tức là người cùng một họ dù cách xa bao nhiêu đời cũng không được lấy nhau - thì ở những dân tộc theo chế độ phụ hệ kể trên, nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc là không tuyệt đối. Cụ thể là, trong khi hôn nhân con cô con cậu, con chú con bác, con dì con già bị nghiêm cấm thì hôn nhân cháu cô cháu cậu, cháu chú cháu bác và cháu dì cháu già lại được cho phép. Vì thế, có người gọi đây là “thiết chế hôn nhân đời thứ tư trở đi trong một dòng họ” [17, 112].

Có thể nói, đời sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam, về cơ bản, là một bức tranh thu nhỏ của lịch sử hôn nhân loài người trong xã hội nguyên thủy.

1.2.2.2. Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên

Sử thi Tây Nguyên có nội dung rất phong phú, đa dạng. Nội dung ấy được thể hiện qua hoạt động của các nhân vật mà chủ yếu là nhân vật anh hùng. Theo GS. Phan Đăng Nhật, nhân vật anh hùng sử thi Tây Nguyên có các nhiệm vụ chính là lấy vợ, làm lụng và đánh giặc. Nói cách khác, hôn nhân, lao động và chiến tranh là những nội dung quan trọng, những đề tài chính của sử thi Tây Nguyên. Khảo sát Kho tàng sử thi Tây Nguyên (được

nhân. Con số ấy nói lên rằng, hôn nhân là một trong những vấn đề quan trọng và đáng chú ý của sử thi Tây Nguyên. Vì sao vậy?

Thứ nhất, khi hôn nhân là một nhiệm vụ chủ yếu của người anh hùng thì cùng với chiến tranh, hôn nhân trở thành một “phương tiện” để người anh hùng khẳng định sức mạnh và sự oai phong của mình. Nếu xem mỗi tác phẩm sử thi là một câu chuyện đơn tuyến kể về những chiến công, kì tích của người anh hùng thì những chiến công, kì tích ấy một phần quan trọng được phản ánh qua những cuộc hôn nhân.

Thứ hai, thông qua vấn đề hôn nhân, chúng ta sẽ thấy được tính chất và trình độ phát triển của xã hội, chúng ta sẽ hình dung ra được một bức tranh với những mảng màu sống động về đời sống của con người Tây Nguyên trong thời đại sử thi. Nói khác đi, “hôn nhân” chính là tấm lăng kính khúc xạ đời sống xã hội - con người vùng đất Tây Nguyên.

Trong các phần viết sau, chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề chính của

Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên:

- Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên là bước quá độ từ hôn nhân mẫu hệ đến hôn nhân phụ hệ;

- Mối quan hệ hữu cơ, hai chiều giữa hôn nhân và chiến tranh;

- Hôn nhân đối ngẫu và những suy ngẫm về xã hội Tây Nguyên trong ánh hồi quang của thời đại sử thi.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 29)