Những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh qua sử thi Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 45)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

2.2. Những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ được phản ánh qua sử thi Tây Nguyên

Tây Nguyên

Phụ hệ là thiết chế xã hội bền vững nhất của thời kì chế độ phụ quyền7. Trong thiết chế xã hội này, huyết thống được tính theo dòng cha. Bên cạnh đó, biểu hiện của phụ hệ còn có thể được nhận biết qua hình thức tổ chức gia đình, dòng họ, qua vai trò của người cha, vị thế của người con trai trong quan hệ hôn nhân - gia đình, qua việc kế thừa tài sản và những hình thái cư trú trong hôn nhân

Nếu mẫu hệ thông thường vẫn được xem như là thiết chế xã hội đầu

tiên của loài người ở thời kì công xã nguyên thủy thì theo đó, phụ hệ cũng

được coi như là sự tiếp-nối-phủ-định thiết chế mẫu hệ. Gắn liền với sự chuyển giao quyền lực ấy là quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ8

.

7 Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ: Khi xã hội nguyên thuỷ đã tan rã hoặc đã chuyển sang xã hội có giai cấp, một số tộc người vẫn còn tồn tại chế độ mẫu hệ như dân tộc Chăm và các dân tộc sử dụng ngôn giai cấp, một số tộc người vẫn còn tồn tại chế độ mẫu hệ như dân tộc Chăm và các dân tộc sử dụng ngôn ngữ Nam Đảo ở Tây Nguyên [84].

8

Phụ quyền là hình thức tổ chức xã hội trong đó người đàn ông giữ vai trò quyết định trong nền kinh tế, trong đời sống xã hội và gia đình. Chế độ phụ quyền xuất hiện ở giai đoạn sau của công xã thị tộc khi lực lượng sản xuất đã phát triển tương đối mạnh, nông nghiệp từ dùng cuốc chuyển sang dùng cày với sức kéo gia súc và lấy phân của gia súc làm phân bón. Với nông nghiệp cày, diện tích canh tác được mở rộng, khâu làm đất được cải tiến, năng suất lao động tăng, thu hoạch sản phẩm dồi dào, ngoài việc nuôi sống người lao

Khảo sát hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh những đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ là không ít những báo hiệu của hôn nhân phụ hệ (thuật ngữ hôn nhân phụ hệ được chúng tôi sử dụng nhằm chỉ những cuộc hôn nhân mang nhiều đặc điểm của thiết chế phụ hệ). Ở đây, không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chỉ thận trọng dùng hai chữ “báo hiệu” bởi chế độ xã hội trong sử thi Tây Nguyên về cơ bản vẫn là mẫu hệ, chứ chưa chuyển hẳn sang phụ hệ; tuy nhiên, ngay trong lòng xã hội mẫu hệ ấy đã nhú lên những mầm mống, lóe lên những tín hiệu của hôn nhân phụ hệ (như sự chủ động của người đàn ông trong hôn nhân, những dấu hiệu của hôn nhân đa thê, hay hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên

vợ).

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)