Anh hùng cướp người đẹp về làm vợ

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 60)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

3.1.1.Anh hùng cướp người đẹp về làm vợ

a. Trong ot ndrong Tiăng cướp Djăn, Dje, sau khi vợ Bing bị một con chim ác thần khổng lồ bắt cóc rồi ăn thịt, Tiăng đã vô cùng đau khổ. Nhưng sau đó, chàng và em trai đã lấy Ngo, Nge, em của Tông, Siăng làm vợ. Sau khi đồng ý gả em gái cho Tiăng, Tang; Tông, Siăng đã rất lo lắng không biết sau này ai sẽ thay Ngo, Nge chăm lo việc gia đình. Vì thế, hai chàng đã nảy ra ý định lấy vợ, cưới Djăn, Dje con Drinh về làm vợ. Rồi Tông, Siăng nói ý định của mình cho Tiăng, Tang biết và nhờ hai chàng đi hỏi vợ Djăn, Dje cho mình. Họ hối hả chuẩn bị lễ vật lên đường…

Lần đầu tiên gặp Djăn, Dje, mặc dù đã có vợ nhưng Tiăng, Tang vẫn không rời mắt ngắm nhìn hai người đẹp và ước mong những cô gái đó sẽ thuộc về mình. Đêm đó, chờ lúc mọi người đã ngủ say, Tiăng, Tang lẻn đến phòng Djăn, Dje và đánh thức hai nàng dậy. Tiăng, Tang nói cho Djăn, Dje biết hai chàng đến đây để xin cưới Djăn, Dje cho Tông, Siăng, anh vợ mình, nhưng sau khi gặp Djăn, Dje, họ cảm thấy rất tiếc và ngỏ ý muốn cưới hai nàng làm vợ. Nghe xong, Djăn, Dje một mực từ chối. Tiăng, Tang đã thổi ngải khiến hai nàng phải chịu và còn đem lòng yêu thương Tiăng, Tang. Về phần Tiăng, Tang, họ sẵn sàng bỏ Ngo, Nge và hẹn sau ba nắng sẽ đến hỏi, một tuần trăng sẽ đến cưới.

Sáng hôm sau, Tông, Siăng cùng đoàn người đi xin cưới giã từ bon làng của Djăn, Dje. Tông, Siăng không mảy may biết sự tình, vẫn không quên cảm ơn hai em rể đã vất vả giúp mình đi hỏi vợ. Chia tay anh rể và vợ, Tiăng, Tang đã biến thành chim bay trở lại làng của Djăn, Dje để cố tìm gặp hai nàng. Lần này, Djăn, Dje đã thẳng thừng từ chối lời cầu hôn của Tiăng,

Tang. Nhưng Tiăng, Tang đã năn nỉ mãi khiến Djăn, Dje nổi giận ra điều kiện nếu muốn lấy thì hai chàng phải tìm đủ các lễ vật quý hiếm.

Dù biết đây là một cuộc kiếm tìm khó khăn, nhưng Tiăng, Tang vẫn không hề bỏ cuộc. Đi đến đâu, Tiăng cũng mượn cớ tìm kiếm các vật quý để cúng hồn cho con trai Mbong (vì sau khi mẹ Bing của nó bị chim dữ bắt đi, nó suốt ngày khóc lóc) nên được mọi người ra sức giúp đỡ. Sau khi tìm xong các vật quý, Tiăng, Tang đã quay trở lại bon làng của Djăn, Dje và tìm cách cướp hai nàng về làm vợ.

Và đó là lí do để nổ ra cuộc chiến dữ dội giữa Tiăng, Tang với Tông, Siăng. Cuộc chiến giữa hai bên kéo dài bảy, tám ngày đêm mà vẫn chưa phân thắng bại. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của thần linh, Tiăng, Tang đã đánh bại hai người anh rể của mình rồi trở về bon làng tổ chức đám cưới với Djăn, Dje.

b. Anh hùng Lêng trong sử thi Cướp Bung con Klêt đã bất chấp sự sắp đặt của cha mẹ để tự đi tìm vợ. Đối tượng lọt vào tầm ngắm của chàng là nàng Bung ở bon Ndu con Klêt xa xôi. Lêng đã đến bon làng của Bung và tìm cách bắt người con gái ấy phải làm vợ của mình:

“Lêng đưa Bung con Klêt xuống chiếu

Bung ngủ say miệng vẫn còn mơ

Bung ngủ say kê đầu trên tay

Lêng bẻ ra một miếng ngải thần

Lêng khấn vái hồn ngủ phải linh”.

Nhưng Bung con Klêt không phải là người phụ nữ dễ bị khuất phục. Nàng đã ra sức cưỡng lại:

“Bung hét to ai cũng điếc tai Tại sao có người lạ ở đây Hỡi người khách là ai tới đây

Khách phương nam hay từ phương bắc Người con ai làm ác thế này

Sao cướp người như cướp đuôi cá

Sao dám cướp người như cướp chăn đắp Sao họ dám cướp đi người vợ?”

Tuy nhiên, chàng Lêng đã khôn khéo biện minh: “Anh đến cướp em Bung về đây Anh không bán em Bung đổi bạc Anh không bán em Bung đổi vàng Anh cướp em Bung để cưới làm vợ”.

“Việc Bung con Klêt, cô gái nức tiếng xinh đẹp và đảm đang nhất vùng bị kẻ khác cướp đi cũng đồng nghĩa với danh dự và lòng tự trọng của một cộng đồng bị xúc phạm.”[45, 20]. Vì thế, trai tráng trong bon Klêt đã quyết lên đường truy tìm thủ phạm cướp người đẹp. Dù đã trổ đủ tài biến hóa, nhưng cuối cùng Lêng và các cộng sự cũng phải xuất đầu lộ diện. Và một cuộc chiến xảy ra là điều tất yếu…

c. Đến tuổi trưởng thành, chàng Mơ Hiêng trong tác phẩm khan cùng tên cần tìm một “người con gái xinh đẹp về nấu cơm, dệt áo, thêu khố” (tr.14). Chàng đã nghĩ đến nàng Hbia Lingpang, con gái Mtao nức tiếng làng trên buôn dưới. Chàng đã cưỡi voi đến nhà người con gái ấy, gọi xin nước

uống. Hbia Lingpang sai tôi tớ đem nước ra nhưng chàng dứt khoát không nhận. Hbia Lingpang phải tự thân mang nước ra cho chàng. Đợi lúc nàng đến gần, Mơ Hiêng đã lôi nàng lên bành voi rồi bỏ chạy.

Biết chuyện, vợ chồng Mtao nổi giận đùng đùng, làm sấm chớp đuổi theo Mơ Hiêng. Mơ Hiêng phân trần:

“Ơ bác, vì cháu chưa có người nấu cơm, nấu canh, dệt khố, dệt áo nên cháu đưa nàng Hbia Lingpang về dệt cái khố cái áo như đũa có đôi, như chim có bạn.

Nghe chàng Mơ Hiêng nói vậy, mẹ Hbia Lingpang yên lòng trở về buôn làng mình. Chàng Mơ Hiêng và nàng Hbia Lingpang ngồi trên bành voi để về làng của Mơ Hiêng.

Về đến nhà, chàng Mơ Hiêng thịt con heo, cúng thần trên trời, cúng thần dưới đất, cúng báo tổ tiên để cầu được điều lành, điều tốt, thành vợ thành chồng.”

d. Dăm Tiông trong sử thi Ê Đê cùng tên đã tiến hành hai cuộc cướp vợ. Lần thứ nhất, chàng cướp nàng Hbia Blít từ tay chồng nàng là Dăm Bhu. Lần thứ hai, chàng cướp Hbia Điêt Kluôc - người con gái chàng đã từ chối trước đó.

Trong một lần bị lạc trong rừng sâu, Dăm Tiông đã tìm được đến rẫy của nàng Hbia Blít rồi được nàng cho ở nhờ và quan tâm rất chu đáo. Mặc dù đã có chồng là Dăm Bhu nhưng Hbia Blít vẫn yêu Dăm Tiông, Dăm Tiông cũng yêu Hbia Blít và cuối cùng hai người quyết định lấy nhau. Cuộc hôn nhân được bố mẹ Hbia Blít thử tài chàng rể mới và tổ chức lễ cưới. Dăm Bhu vừa mất vợ, vừa thua tài, liền gây chiến với Dăm Tiông. Dù không

muốn đánh nhau, nhưng Dăm Tiông vẫn phải cầm khiên trước sự thách thức của Dăm Bhu. Và cuối cùng, Dăm Bhu tài hèn sức mọn đã phải thua cuộc.

Được ông trời báo mộng rằng, nếu lấy Hbia Điêt Kluôc thì Dăm Tiông sẽ trở thành một tù trưởng giàu có, chàng quyết định lên đường cướp người con gái ấy về làm vợ. Đến buôn làng của Hbia Điêt Kluôc, Dăm Tiông đã được nàng đón tiếp nồng hậu. Trước khi chia tay ra về, chàng giả vờ bỏ quên ống điếu. Các chị gái của Hbia Điêt Kluôc mang ống điếu ra nhưng chàng nhất định không nhận. Chờ đến khi Hbia Điêt Kluôc đích thân mang ống điếu đưa tận tay thì nhanh như chớp, Dăm Tiông kéo nàng lên bành voi và thúc voi chạy thật nhanh về buôn làng mình.

Có thể nói, cướp vợ là một phương thức lấy vợ đặc biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi Tây Nguyên. Chinh phục những người phụ nữ xinh đẹp và giàu có là mục tiêu mà bất kỳ người anh hùng nào cũng đều ước mơ vươn tới và khao khát giành lấy. Nhưng thay vì đi chinh phục trái tim người con gái, nhân vật anh hùng trong sử thi đã lựa chọn cách chiếm đoạt thô bạo bằng vũ lực. Vì sao vậy? Đơn giản bởi vì đã là anh hùng thì không thích làm những điều bình thường; đã là anh hùng thì phải làm những điều khác thường, phi thường. Hơn thế, chiếm hữu những người phụ nữ xinh đẹp và giàu có bằng vũ lực chính là cách người anh hùng “khoe” sức mạnh và phô trương uy thế của mình, là cách người anh hùng chứng tỏ sự có mặt của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 60)