Hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 52)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

2.2.3.Hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ

Như chúng tôi đã khẳng định ở trên, hình thái (hay quy tắc) cư trú trong hôn nhân là con đẻ của chế độ xã hội, là tấm gương phản ánh tính chất và trình độ phát triển của một xã hội. Ở phần 2.1.2, chúng tôi đã trình bày về hình thức hôn nhân cư trú bên vợ như là một đặc điểm của hôn nhân mẫu hệ được thể hiện qua sử thi Tây Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở một vài tác phẩm sử thi, chúng tôi thấy tồn tại những kiểu cư trú mà chúng tôi tạm gọi là hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ.

a. Trong hơmon Giông cứu nàng Rang Hu, sau khi cứu người đẹp

khỏi tay quái vật, Giông đã cùng Rang Hu kết thành vợ chồng. Sau đó chàng tiếp tục cưới Rang Mah, con gái của Ngar Unh và sống ở quê vợ ba năm. Đến một ngày, Giông muốn trở về quê hương thượng nguồn của mình để tìm lại người mẹ, để nhìn lại người cha. Chàng đã hỏi Rang Mah có muốn đi cùng mình không và được vợ trả lời: “Em lấy chàng thì chàng đi đâu em theo đó. Rồi Rang Mah đến thưa chuyện với cha:

Rang Mah:

- Chàng Giông, chồng con lưu lạc đã mười năm nay, đánh nhau hai ba lần

Chàng ở bên chúng ta được ba năm nay Bây giờ muốn xin phép cha

Thăm cha mẹ

Gặp chú cậu và bà con dân làng. Ngar Unh:

- Cha có tiếc gì con đâu. Con có chồng rồi thì cứ đi theo chồng của con”.

Sau đó, cả Giông và Rang Mah trở về làng Rang Hu (vợ cả) và rủ nàng cùng về quê Giông ở vùng thượng nguồn. Như vậy, Giông đã từng ở bên nhà vợ (trước là Rang Hu rồi sau là Rang Mah); nhưng cuối cùng chàng đã đưa cả hai vợ về sống ở quê hương thượng nguồn của mình; và đó là kết quả của sự thương thảo, thỏa thuận giữa Giông và vợ, hay nói một cách chính xác hơn là giữa chàng rể và gia đình vợ. Vì thế, sẽ không vô cớ khi nói rằng Giông cứu nàng Rang Hu đã phản ánh hình thái hôn nhân cư trú không hoàn toàn theo bên vợ.

b. Hình thái cư trú hôn nhân theo kiểu ấy còn được thể hiện sinh động hơn trong một hơmon khác, Giông đi tìm vợ. Trong cuộc hành trình đi tìm

vợ, Giông đã ghé qua làng Bok Rơh. Tại đây, Giông gặp Tang Nar, và hai người được cả làng Bok Rơh mai mối, tác hợp thành vợ thành chồng. Sau năm năm sống ở quê vợ, Giông đã xin phép đưa Tang Nar trở về quê nội ở thượng nguồn. Một thời gian sau, Giông lại ra đi. Chàng đã gặp nàng Drung Kơ Nom, rồi hai người lại quyết định đính hôn. Trong lúc đó, ở nhà Tang Nar đã sinh được một con đại bàng. Khi biết chồng đã có người khác, nàng bèn xin phép gia đình chồng đưa con trở về bên ngoại. Sau khi được Giơ báo tin và bị trúng bùa ngải của Tang Nar, Giông đã cùng em trai về quê Tang Nar nhận lỗi với hai mẹ con. Rồi sau đó, cả ba vợ chồng Giông, Tang Nar và Drung Kơ Nom cùng nhau trở về thượng nguồn.

nhau, cùng sống ở thượng nguồn - quê Giơ. Một thời gian sau, Giơ và Rang Mah trở về thăm quê ngoại ở hạ nguồn và sống ở đó ít lâu. Sau đó cả hai lại xin phép trở về quê nội. Như vậy, trong sử thi này, chúng ta thấy có sự luân phiên nơi cư trú trong hôn nhân: lúc sống bên nhà vợ, lúc ở bên nhà chồng.

Qua những ví dụ vừa dẫn ở trên, chúng ta có thể nói đến một hình thái cư trú trong hôn nhân không hoàn toàn theo bên vợ. Và phải chăng hình thái đó là dấu hiệu của một chế độ hôn nhân mới: chế độ hôn nhân phụ hệ?

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 52)