4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã
2.1.3. Uy quyền của người phụ nữ trong đời sống hôn nhân gia đình
Uy quyền ấy của người phụ nữ thể hiện ở việc người phụ nữ chi phối gần như mọi mặt đời sống hôn nhân gia đình.
a. Trước hết, điều ấy được phản ánh qua việc người mẹ tác động, chi phối chuyện hôn nhân của con cái. Lêng con Rung trong ot ndrong Cướp Bing con Klêt là chàng trai Mơ Nông. Đến tuổi ra ở riêng, mẹ chàng bắt chàng phải cưới con cậu, con bác theo lệ tục. Trong khan Dăm Tiông, hôn
nhân của con cái thậm chí còn được người mẹ quyết định ngay từ lúc những đứa con còn chưa cất tiếng khóc chào đời. Mẹ của chàng Dăm Tiông và bà Hbia ARing Kdjâo ngay từ khi mang thai đã hứa hẹn là sau này sẽ gả con trai, con gái cho nhau. Do đó chàng Dăm Tiông phải lấy nàng Hbia Điêt Kluôc. Thời gian thấm thoắt trôi qua, Dăm Tiông và Hbia Điêt Kluôc giờ đã khôn lớn, bà Hbia ARing Kdjâo nói với bà Hbia Ring Kdjang về chuyện lớn của hai con:
“Ơ bạn! Nay con gà ở trong buôn tôi đeo vòng chân Con gà ở trong rừng tôi xỏ vòng ở cổ
Con gà đi vào nhà người ta thì vẫn là con gà của tôi Hai đứa nó đúng như quả dưa gang cùng lứa
Hai người mẹ mang bầu cùng một ngày
Nay ta giữ lấy lời hứa năm xưa. Cùng lo cho Hbia Điêt Kluôc lấy Dăm Tiông”.
b. Uy quyền của người phụ nữ còn thể hiện một cách gián tiếp qua việc người đàn ông sau khi đã về nhà vợ phải tận tâm tận lực phục vụ nhà vợ, lao động để mang lại của cải vật chất cho nhà vợ. “Hơ Nhí, Hơ Bhi của cải đã trao, tài sản thách cưới đã đưa, đã gọi chồng về nhà để có người phát rẫy, có người gieo hạt, trỉa bắp”. Cũng giống như Dăm Săn, sau khi nhận của hồi môn và về nhà vợ ở, Mdrong Dăm đã thực sự trở thành thành viên của gia đình Hbia Sun, và vì thế, phải có trách nhiệm với gia đình vợ. “Nếu Mdrong Dăm ở không kín cái mông, nặng người, chậm việc nương rẫy, nuôi vợ không tốt, thì phải đền bù năm con voi đực, bảy con voi cái”. Còn chàng Giông (trong hơmon Giông đạp đổ núi đá cao ngất) trước khi lên đường về
nhà vợ đã được cha căn dặn kĩ càng: “Con ơi! Con về sống với cha mẹ vợ hãy gắng giữ gìn về cách cư xử, từ lời ăn tiếng nói đến việc làm sao cho vừa lòng mọi người!”. Hiểu rõ lời cha dặn, hàng ngày, “Giông chăm lo làm rẫy (…). Rẫy của Giông rộng lớn, bao la có chỗ trũng bằng phẳng, có chỗ hơi dốc thoai thoải, có nơi gò cao. Nơi đây ngày trước đã bao lần Bok Rơh ước ao làm rẫy, mãi đến bây giờ, từ khi có Giông, ước mong xa vời đó mới trở thành sự thật. Nếu không có Giông, chỉ một mình Bok Rơh thì không có sức làm nổi cái rẫy to như thế. Vùng đất này trước kia là rừng già hoang vu, Giông đã ra sức khai phá theo ước muốn của Bok Rơh nên bây giờ đã thành một cái rẫy rộng tới bảy ngọn đồi, không nhìn thấy bờ”.
c. Bên cạnh đó, uy thế, quyền lực của người phụ nữ trong đời sống hôn nhân gia đình còn được và chủ yếu được thể hiện qua thái độ, qua cách hành xử của họ đối với chồng mình và với các thành viên khác trong gia
anh em trai của mình: “Y Ding, Y Ling đã vất vả thuyết phục Dăm Săn lấy Hơ Nhí mãi không thành, lúc trở về họ bị em gái nói nặng lời: Em tin nhờ anh trai đi chọn cây gỗ (hàm ý là dạm hỏi Dăm Săn), mà các anh như không có mắt. Đến lượt anh trai Y Dhang, Y Lang không thuyết phục được Dăm Săn làm chồng Hơ Nhí, Hơ Bhi, họ lại nhận cái chiêng Dăm Săn mang về, thế là bị Hơ Nhí xỉa xói: “Sao bây giờ các anh lại trở thành kẻ đi buôn chiêng, bán cho Dăm Săn? Thật tội cho các anh không trông ra gì! Hãy cho cái chiêng ấy đi cuốc đất, dọn rẫy cho các anh, hãy cho cái chiêng đó đi làm rẫy, trỉa bắp, trồng dưa cho các anh! Mặc dù rất bực tức, nhưng anh trai Hơ Nhí vẫn phải đấu dịu với nàng” [63, 29].
Trong tác phẩm Mdrong Dăm, sau khi để Mtao Ak cướp mất vợ, Mdrong Dăm đã bị mẹ vợ quở mắng: “Con tôi chưa bao giờ bị như thế này, trước kia chưa thấy con tôi mắc phải điều gì, từ ngày nó làm vợ anh, người ta đến lôi nó bằng dây gai, trói chân tay bằng chão, bằng dây thừng, gọi con tôi lúc trời gần sáng, kêu con tôi lúc đang ngủ, lôi con tôi đi đường thấp, dẫn lên đường núi cao, người ta nhét nó vào lồng voi trói lại (…). Hỡi chồng Hbia Sun, xưa nay nhà tôi chưa từng có chuyện này, từ ngày anh về ở nhà chúng tôi, người ta đến đánh trong nhà, anh có chuyện xưa, nợ trước với người ta không?”
Vị thế, quyền uy của người vợ còn được thể hiện rõ hơn, đậm nét hơn trong tác phẩm Giông đạp đổ núi đá cao ngất. Tưởng rằng Giông đạp đổ ngọn núi đá vì muốn có nàng Đing Treng xinh đẹp bên kia bờ biển, Bia Phu - vợ Giông - đã vô cùng tức giận. Khi Giông vừa trở về nhà, máu nóng trong người Bia Phu sôi lên, nàng mắng chồng như tát nước vào mặt. Không để Giông giải thích, Bia Phu đứng bật dậy, xông tới xô đẩy Giông, tát vào mặt Giông rồi nắm tóc chàng, đập đầu chàng vào vách, vào cột nhà. Chàng cố chịu đựng. Bia Phu tiếp tục vừa đánh, vừa mắng nhiếc chồng rất thậm tệ. Để
yên chuyện, Giông đành nhận lỗi về mình và cúi đầu trước Bia Phu. Thế nhưng Bia Phu được thể càng đánh đập Giông tàn nhẫn hơn, bất chấp sự can ngăn của cha mẹ và gia đình. Cuối cùng, trong cơn ghen tuông, tức giận, Bia Phu đã lột hết khố áo của Giông và đuổi chàng ra khỏi nhà với lời nguyền: Không được ăn cơm cha mẹ ở thượng nguồn, hãy qua biển rộng mà ăn cơm của Đing Treng. Giông đã rời nhà vợ ra đi trong ánh mắt ái ngại của mọi người. Như vậy, có thể thấy rằng, dù Giông là một chàng trai có sức mạnh phi thường đạp đổ được ngọn núi đá cao ngất, nhưng chàng vẫn bị gục ngã trước quyền uy của vợ, trước sức mạnh của xã hội mẫu hệ. Sự cam chịu, nhẫn nhục của Giông đã nói lên rằng, cái bóng của người phụ nữ phủ xuống đời sống gia đình và xã hội là không nhỏ và lật đổ các hàng rào của thiết chế mẫu hệ là không dễ.