Hiện tượng hôn nhân cướp đoạt

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 89)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

4.1.3. Hiện tượng hôn nhân cướp đoạt

Hôn nhân cướp đoạt là hiện tượng thường thấy trong sử thi Tây Nguyên và không chỉ ở sử thi Tây Nguyên. Đó là hiện tượng mang tính phổ quát cho cả sử thi Việt Nam và sử thi thế giới. Trong sử thi Tây Nguyên, anh hùng Tiăng, Tang cướp nàng Djăn, Dje, anh hùng Lêng cướp nàng Bung con Klêt, anh hùng Mơ Hiêng cướp nàng Hơbia Ling Bang, bảy Mtao (tù trưởng) cướp nàng Hơ Nhí - vợ của Dăm Săn; bên cạnh đó có thể kể đến chàng Chương Han cướp nàng Ú Kẻo trong sử thi Chương Han của người

Thái ở Tây Bắc, Samưlaik cướp công chúa Ratna - vợ của anh hùng Đêva Mưnô trong sử thi Đêva Mưnô của người Chăm, còn trong sử thi thế giới có thể nhắc đến cuộc chiếm đoạt nàng Xita của con quỷ mười đầu Ravana trong

Ramayana của người Ấn, và đặc biệt trong sử thi Hi Lạp Iliat, toàn truyện

“chỉ xoay quanh sự xích mích giữa Akhin và Agamennông vì tranh nhau một nữ nô lệ”, nhưng không riêng gì Agamennông và Akhin mà các tướng lĩnh khác cũng coi việc chiếm phụ nữ là một quyền lợi chính đáng và cần thiết.” [58, 198 – 199].

Theo chúng tôi, sự xuất hiện của hiện tượng hôn nhân cướp đoạt là một trong những tiếng chuông báo hiệu sự ra đời của chế độ hôn nhân đối

ngẫu. Trong cuốn sách kinh điển: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, F. Ăng-ghen cũng đã từng viết: “(...) việc cướp đoạt đàn bà cũng là vết tích của bước chuyển sang chế độ hôn nhân cá thể, ít nhất cũng là dưới hình thức hôn nhân đối ngẫu: khi người con trai được bạn bè giúp sức, đã cướp được một cô con gái bằng sức mạnh hoặc bằng lối quyến rũ thì tất cả những bạn bè lần lượt giao cấu với người con gái ấy, nhưng sau đó thì người con gái được coi là vợ của người đã khởi xướng ra cuộc cướp đoạt. Và ngược lại, nếu người con gái bị cướp ấy trốn thoát khỏi tay người chồng và bị một kẻ khác bắt được thì sẽ trở thành vợ của người này, và người chồng thứ nhất không còn đặc quyền gì nữa.” [3, 65 – 66]

Hôn nhân cướp đoạt là một phong tục tồn tại trong xã hội cổ. Tuy nhiên, “không phải chỉ ở các xã hội cổ đại mà gần đây ở nhiều tộc người vẫn còn rơi rớt tục cướp phụ nữ. Ở người thổ dân da đỏ Cheyenne, tục lệ này còn tồn tại đến đầu thế kỉ XVIII: “Vào đầu thế kỉ XVIII, người Cheyenne đã được biết đến như là dạng ban đầu của những thổ dân cưỡi ngựa ở đồng bằng: những chiến binh dũng cảm, gan dạ đầu đội mũ lông chuyên đi cướp bóc bộ lạc khác để mang về đàn bà và của cải.”

Vào cuối thế kỉ XIX, một người Lào sống tại núi Ong ở Nam Tây Nguyên, tỉnh Bình Tuy (cũ), tự xưng là Ptao (vua), nổi tiếng vì chuyên đi đánh các làng lân cận để cướp lúa gạo, gái đẹp, trâu khỏe và nhờ đó mà gây uy tín, thanh thế”.

Như vậy, tục cướp phụ nữ là một thực tế có từ thời cổ đại và còn sót lại cho đến gần đây ở một số dân tộc.” [58, 153 - 154]

Tóm lại, hiện tượng hôn nhân cướp đoạt trong sử thi Tây Nguyên là tiếng chuông báo hiệu buổi bình minh của chế độ hôn nhân đối ngẫu trong thời đại sử thi, và bên cạnh đó, hiện tượng ấy phải chăng còn là “sự phản

ánh chân thực những sự kiện lịch sử có thật của những thời đại đã qua”? [58, 154]

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)