Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên, về cơ bản, là hôn nhân đối ngẫu; vì thế có thể suy ra rằng xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội ở

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 97)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

4.2.2.Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên, về cơ bản, là hôn nhân đối ngẫu; vì thế có thể suy ra rằng xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội ở

ngẫu; vì thế có thể suy ra rằng xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội ở thời đại dã man, bởi F. Ăng-ghen đã từng phát biểu: “…có ba hình thức hôn

Ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân đối ngẫu; ở thời đại văn minh, có chế độ một vợ một chồng” [4,108].

Trong thời đại ấy, xã hội đã bắt đầu có sự phân biệt chủ - tớ, giàu - nghèo. Tuy nhiên, sự giàu - nghèo không phải là hệ quả của quá trình bóc lột - bị bóc lột. Những người giàu, những tù trưởng sở dĩ có nhiều của cải, chiêng ché, thóc lúa, trâu voi… là bởi vì họ lao động giỏi, cần cù, chịu nắng chịu mưa trên nương trên rẫy. Và tất cả của cải họ có được, tất cả sự tích lũy ấy là để phô trương thanh thế chứ tuyệt nhiên không phải là để tái sản xuất hay bóc lột. Lớp nô lệ, tôi tớ chiếm số lượng không nhiều và cũng không phải là lực lượng sản xuất quan trọng, chủ yếu: “Họ chỉ làm giúp công việc của chủ nhà, cùng lao động với chủ nhà. Đời sống của họ không khắc nghiệt lắm, không bị phân biệt đối xử với các thành viên khác trong gia đình, được coi là con cháu, được dựng vợ, gả chồng... Khuynh hướng chính của các nhà giàu là muốn biến tôi tớ họ thành họ hàng, bà con để dòng họ mình được đông, có tiếng tăm, có uy thế lớn trong vùng” [59, 92]. Hiểu như vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Dăm Săn hay Hơ Nhí gọi nô lệ, tôi tớ của mình bằng hai chữ “các con”. Chúng ta còn bắt gặp ở nhiều chỗ trong tác phẩm, đầy tớ gọi Dăm Săn bằng ông, còn dân thường gọi Dăm Săn bằng bác: “Ai phải gọi ông thì gọi ông… Ai phải gọi bác thì gọi bác.” Những đại từ chỉ ngôi thứ ấy một mặt cho thấy sự phân tầng trong xã hội (tù trưởng - dân thường - nô lệ), nhưng mặt khác lại chỉ ra rằng mối quan hệ chủ - tớ cũng “hao hao” như mối quan hệ của những người thân cùng sống trong một mái nhà…

Vậy là, xã hội Tây Nguyên trong thời đại sử thi dù đã có sự phân hóa giàu - nghèo, đã phân tầng thành một vài đẳng cấp nhưng chưa đủ lực để hình thành một chế độ chiếm hữu. Vì sao?

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 97)