Xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội ở vào thời kì tan rã

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 96)

4 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn khẳng định sự tồn tại thứ tự của hai loại hình thị tộc mẫu hệ và phụ hệ với chủ trương cho rằng thị tộc mẫu hệ tồn tại trước thị tộc phụ hệ và coi đó là quy luật phổ biến của xã

4.2.1.Xã hội trong sử thi Tây Nguyên là xã hội ở vào thời kì tan rã

của các công xã nguyên thủy. Những dấu hiệu của hình thái hôn nhân phụ hệ “thoát thai” ngay trong lòng xã hội mẫu hệ nhưng chưa đủ sức đẩy lùi những đặc điểm của hình thái hôn nhân mẫu hệ là căn cứ để chúng ta tin rằng cơ sở vật chất xã hội của thời kì này là nền kinh tế gia đình cộng sản. “Kinh tế gia đình cộng sản có nghĩa là trong nhà, người đàn bà giữ địa vị thống trị” [3, 69]. Trong nền kinh tế ấy, “phần đông phụ nữ nếu không phải là tất cả phụ nữ đều cùng thuộc một thị tộc duy nhất, còn đàn ông thuộc nhiều thị tộc khác nhau - đó là cơ sở cụ thể của quyền thống trị của đàn bà, quyền đó phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thủy” [3, 70 - 71]. Vì thế, ta hiểu tại sao những nhân vật như Dăm Săn, Mdrong Dăm, hay Giông… dẫu là những anh hùng trên chiến trường, được ngợi ca với những chiến tích oanh liệt trong việc múa khiên, đọ đao với kẻ thù để bảo vệ thị tộc, bộ lạc của mình, nhưng vẫn không thể “bứt” ra ngoài quỹ đạo của chế độ mẫu hệ. Được “mua” bởi nhà vợ, những người anh hùng chiến trận ấy phải cư trú ở nhà vợ, phải phục tùng, dốc lòng dốc sức lao động để mang lại của cải vật chất, làm giàu cho nhà vợ. Các tù trưởng giàu mạnh dù có thể là dũng tướng đánh đông, dẹp tây, bất khả chiến bại, cướp được nhiều chiêng ché, trâu, voi, tớ trai, tớ gái nhưng những chiến phẩm này, rốt cuộc vẫn thuộc về gia đình vợ. “Vai trò tù trưởng mà anh ta có là kế thừa truyền thống của gia đình vợ, và những chiến hữu thân cận nhất của anh ta cũng là những nhân thân phía gia đình vợ. Mặt khác, những tài sản, chiến cụ và nhân lực được huy động vào cuộc chiến đều chủ yếu là của gia đình vợ” [72, 301].

Bàn về điều này, F. Ăng-ghen đã viết rằng: “Thường thường, thì đàn bà cai quản gia đình, lương thực đều là của chung; nhưng nguy thay cho người chồng hoặc người tình nhân không may mắn nào mà quá lười biếng hoặc quá vụng về không góp được phần vào số lương thực chung. Mặc dầu có con cái nhiều hay ít và tài sản riêng của bản thân anh ta ở trong nhà có nhiều hay ít, người chồng đó vẫn luôn luôn có thể nhận được lệnh cuốn gói và rời khỏi nhà. Và anh ta cũng đừng có hòng mà cưỡng lại, không khí gia đình sẽ làm cho anh ta không sống nổi; anh ta chỉ còn có cách là trở về thị tộc của bản thân anh hay thường thường là đi tìm nơi kết hôn lại ở một thị tộc khác. Trong các thị tộc cũng như ở khắp mọi nơi khác, đàn bà có quyền lực rất lớn.” [3, 69 - 70]. Thật thú vị, những điều mà F. Ăng-ghen đã viết không ngờ lại “ứng nghiệm” với cuộc đời và số phận của chàng Giông trong hơmon Giông đạp đổ núi đá cao ngất. Dù Giông đã rất chăm chỉ, siêng năng lao động, mang lại thật nhiều của cải cho gia đình vợ, nhưng do một sự hiểu lầm, Giông đã bị vợ đuổi đi không thương tiếc. Không thể quay trở lại quê hương mình, Giông đã phải lang thang nay đây mai đó, và cuối cùng, chàng lấy vợ ở một buôn làng xa xôi…

Tuy nhiên, những dấu hiệu của chế độ phụ hệ dù không đủ sức hạ bệ chế độ mẫu hệ nhưng ít nhất sự xuất hiện của nó cũng đã phần nào phản ánh sự rung chuyển của thời đại cũng như những biến động của xã hội từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Bằng cách đó, các sử thi đã thể hiện một cách khá độc đáo và sâu sắc quá trình giải thể của công xã mẫu hệ để bước đầu chuyển sang một “chương khúc mới”…

Một phần của tài liệu Hôn nhân trong sử thi Tây Nguyên (qua khảo sát một số tác phẩm sử thi Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông (Trang 96)