5. Bố cục của Luận văn
1.3.1.4. Thế bằng lối nói vòng
“Nói vòng là lối nói sử dụng các cụm từ có tính chất miêu tả, giải thích, thay thế cho các danh từ, động từ gốc. Giữa cụm từ nói vòng và các danh từ, động từ gốc có quan hệ phái sinh ngữ nghĩa hoặc một quan hệ ngữ nghĩa nào đó mà ta có thể suy diễn ra được” [12, tr. 131].
“ Qui tắc nói vòng chiếm một vị trí riêng biệt trong hệ đối vị cú pháp. Các qui tắc này chỉ ra rằng có thể biến đổi câu mà vẫn bảo tồn nghĩa của nó như
29
thế nào. Các qui tắc nói vòng có thể được nghiên cứu ở hai bình diện: như các qui tắc chuyển đổi từ cùng một nghĩa tới những cấu trúc cú pháp khác nhau và như những biến đổi qua lại từ câu này sang câu khác mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Bình diện thứ nhất quan trọng đối với việc sản sinh lời nói, bình diện thứ hai cần cho việc xác lập các mối quan hệ thuần túy trong hệ thống” [62, tr. 160].
Do danh từ gốc có quan hệ phái sinh ngữ nghĩa với vị từ trong cụm nói vòng cho nên người ta có thể suy ra được danh từ gốc là từ nào và nhờ vậy mà xác định đúng sở chỉ của cụm nói vòng. Có những trường hợp muốn hiểu được những cụm từ thay thế phải đặt chúng trong ngữ cảnh cụ thể. Cũng có trường hợp, người ta không cần dựa vào ngữ cảnh mà vẫn hiểu được ý nghĩa của cụm từ thay thế. Đây là những cụm từ giải thích phổ biến, được chấp nhận trong cộng đồng nói năng, ai cũng hiểu được và dễ dàng qui chiếu nó với từ gốc.
Sử dụng lối nói vòng này để thay thế một từ trong phát ngôn, tạo thành câu đồng nghĩa chính là cách sử dụng phương pháp thế để biến đổi đồng nghĩa. Các câu đồng nghĩa được tạo thành chính là những câu đồng sở chỉ.
Trong tiếng Việt có những lối nói vòng sau đây:
- Nói vòng thay cho danh từ gốc chỉ quan hệ họ hàng thân thuộc: Ví dụ: Cụ ông thân sinh ra tôi quê gốc ở Nam Định.
Bố tôi quê gốc ở Nam Định. (Cụ ông thân sinh ra tôi = Bố tôi) - Nói vòng thay cho tên riêng:
30
Ví dụ: Học sinh muốn gặp cô giáo của Lee Myoung Kun (tên là Hương), nhưng vì không biết tên thì có thể nói: “Em muốn gặp cô giáo của bạn Lee Myoung Kun.” (cô giáo của bạn Lee Myoung Kun = cô Hương ).
- Nói vòng thay cho “Tôi” – người nói:
Ví dụ: Trong thư của một sinh viên nước ngoài gửi cô giáo có viết: “Em sẽ nghe lời cô làm việc chăm chỉ. Học sinh lười của cô luôn nhớ đến cô.” (học
sinh lười của cô = tôi)
- Nói vòng thay cho các danh từ chỉ đối tượng:
Ví dụ: Anh ấy là một cây viết nổi tiếng. (cây viết = nhà văn) - Nói vòng thay cho các danh từ chỉ địa điểm, nơi chốn:
Ví dụ: Ai đi xa cũng nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. (nơi chôn
nhau cắt rốn = quê hương)
- Nói vòng thay cho danh từ chỉ địa danh:
Ví dụ: Chúng tôi đến từ đất nước mặt trời mọc. (đất nước mặt trời mọc =
Nhật Bản)
- Nói vòng thay cho danh từ chỉ nghề nghiệp:
Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp, anh ấy về làng làm nghề gõ đầu trẻ. (nghề gõ
đầu trẻ = giáo viên)
- Nói vòng thay cho động từ gốc:
31