Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ đồng nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 78)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.1.1.Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ đồng nghĩa

Dạng 1: Thay thế từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm và thay thế từ đồng nghĩa với từ in nghiêng trong câu sau rồi viết lại câu:

Anh ấy đi du lịch bằng tàu hỏa.  Trả lời:

Anh ấy đi du lịch bằng xe lửa.

Dạng 2: Thay thế từ đồng nghĩa dựa trên từ gợi ý

Ví dụ: Sử dụng từ đồng nghĩa (trong ngoặc)với từ in nghiêng để viết lại câu sau:

Chất lượng hàng hóa Việt Nam tốt. (cao)  Trả lời:

Chất lượng hàng hóa Việt Nam cao. Dạng 3: Chọn từ đồng nghĩa để thay thế

Ví dụ: Chọn thay thế một từ đồng nghĩa với từ in nghiêng trong các từ sau rồi viết lại câu:

Chị gái tôi biết sửa xe đạp.

a. chữa b. làm c. đi

77 a.

Dạng 4: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai. Ví dụ: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai: a. Em bé đang ăn quả táo

 Em bé đang ăn trái táo.

b. Cô gái ấy có khuôn mặt trái xoan.  Cô gái ấy có khuôn mặt quả xoan.  Trả lời:

a. Đúng b. Sai

Dạng 5: Chọn câu đồng nghĩa

Ví dụ: Chọn câu đồng nghĩa với câu sau: Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba hôm. a. Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba ngày. b. Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba tuần.  Trả lời:

a.

Dạng 6: Ghép các cặp câu đồng nghĩa

Ví dụ: Ghép các câu ở cột A và các câu ở cột B để tạo thành những cặp câu đồng nghĩa:

A B

1. Mỗi ngày, anh ấy ăn 3 bát cơm. a. Thì ra ông giám đốc là người cùng quê với tôi.

2. Con chó nhà cô ấy trông nhà rất tốt. b. Con chó nhà cô ấy giữ nhà rất tốt. 3. Hóa ra ông giám đốc là người cùng

78  Trả lời:

1 – c ; 2 – b ; 3 - c

Một phần của tài liệu Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 78)