5. Bố cục của Luận văn
1.3.4. Phương pháp bổ sung
Bên cạnh phương pháp lược thì chúng ta cũng có phương pháp bổ sung, nghĩa là “thêm thành tố vào kiến trúc cho trước” [23, tr. 105] nhằm tạo câu đồng nghĩa . Phục vụ cho mục đích biến đổi câu thành dạng đồng nghĩa, người học có thể áp dụng phương pháp này tạo sự linh hoạt trong diễn đạt, đồng thời làm cho nội dung diễn đạt được đầy đủ hơn hoặc được nhấn mạnh đúng chỗ.
Một trong những ứng dụng của phương pháp bổ sung khi tạo câu đồng nghĩa là trường hợp các tính từ sau động từ để chỉ cách thức của hành động. Để nhấn mạnh về cách thức ta có thể đặt cụm từ “một cách” phía trước các tính từ ghép, tính từ láy. Các cặp câu được tạo ra sẽ là các câu đồng nghĩa.
Ví dụ:
Cô ấy khóa cửa cẩn thận. Cô ấy khóa cửa một cách cẩn thận.
Một trường hợp nữa là sử dụng các từ trái nghĩa chỉ phương hướng “ra – vào”, “lên – xuống” để tạo câu đồng nghĩa. Ở trường hợp dựa vào hướng vận động, khi sự vận động hướng đến một đích hay một vị trí nào đó thì đằng sau các từ “ra”, “vào”, “lên”, “xuống” có thể thêm các từ chỉ vị trí như: “ngoài”, “trong”, “trên”, “dưới”, để tạo nên câu mới đồng nghĩa.
45 Ví dụ:
Kaori ra sân trường. Kaori ra ngoài sân trường.
Những cặp câu đồng nghĩa được tạo thành từ phương thức này là những cặp đồng nghĩa cấu trúc tham tố và cùng chỉ một sự tình.
Ngoài ra, với một số cấu trúc cú pháp khi ở dạng thức đầy đủ hoặc vắng mặt một yếu tố nội dung nghĩa không thay đổi thì người học có thể thêm từ vào dạng thức tỉnh lược để tái lập dạng thức đầy đủ của công thức và tạo câu đồng nghĩa.
Ví dụ:
Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước.
Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước vậy.