0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thế bằng dạng phủ định trái nghĩa

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 26 -26 )

5. Bố cục của Luận văn

1.3.1.2. Thế bằng dạng phủ định trái nghĩa

Nếu sử dụng các từ đồng nghĩa giúp người học hiểu sâu hơn về nội dung nghĩa của một từ, các hoàn cảnh sử dụng của từ thì dùng các từ trái nghĩa trong phép biến đổi đồng nghĩa có tác dụng tích cực giúp người học mở rộng vốn từ của mình.

“Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập. Có thể định nghĩa từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau” [19, tr. 104].Có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa: sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của hiện tượng ( nhiều – ít, thấp – cao, lớn – bé,…); sự đối lập loại trừ nhau ( giàu – nghèo, mua – bán, vào – ra,…).

Nhưng, thay thế các từ trái nghĩa như ở phần thay thế các từ đồng nghĩa thì không thể tạo thành một phát ngôn đồng nghĩa. Tuy nhiên, nếu thêm các phủ định từ vào phía trước (với các cặp trái nghĩa có ý nghĩa đối lập loại trừ) hay từ đảo nghĩa vào phía sau (với các từ trái nghĩa theo mức độ) hay dựa vào điểm nhìn trong không gian (với các từ trái nghĩa chỉ phương hướng) thì trong các trường hợp cụ thể ta có thể có các phát ngôn đồng nghĩa.

Với các cặp từ trái nghĩa có ý nghĩa đối lập loại trừ, giữa hai từ trái nghĩa chỉ hai cực không có từ chỉ mức độ trung bình hay trung hòa. Các cặp từ trái nghĩa đối lập loại trừ có cơ cấu nghĩa giống hệt nhau nhưng một trong hai từ có chứa một hoặc một vài thành tố nghĩa phủ định “không”. Theo logic, nếu từ A có nghĩa là “a” thì từ B trái nghĩa với nó sẽ có nghĩa là “không a”, [A = a; B = không a]. Ví dụ: “Ồn ào” (t) là “Có nhiều âm thanh, tiếng động lẫn lộn, làm cho khó nghe, khó chịu”, “Yên tĩnh” (t) là “Không có nhiều âm thanh, tiếng động lẫn lộn làm cho khó nghe, khó chịu”. Nói cách khác, việc phủ định từ này cũng có nghĩa là khẳng định từ kia và ngược lại. Nắm được từ trái nghĩa của một từ thì

25

việc thực hiện phép thế, biến đổi một phát ngôn này thành một phát ngôn khác trở nên đơn giản. Người học chỉ cần thêm phủ định từ “không” vào trước từ thay thế trong phát ngôn thứ hai thì sẽ tạo ra một phát ngôn đồng nghĩa. Người học có thể vận dụng công thức sau: [không A = B; không B = A].

Áp dụng vào ví dụ, chúng ta có thể thực hiện phép thế, biến đổi thành câu đồng nghĩa:

Ở đây ồn ào.  Ở đây không yên tĩnh.

Tuy nhiên, dù biến đổi để trở thành hai câu đồng nghĩa, nhưng tiêu điểm nhấn mạnh của hai câu là khác nhau, một câu quan tâm đến chuyện ồn ào hay không ồn ào và một câu quan tâm đến chuyện yên tĩnh hay không yên tĩnh. Ưu điểm ở đây là người học có thể lựa chọn lối nói nào tùy vào dụng ý của mình.

Các từ trái nghĩa theo mức độ hầu hết là các tính từ chỉ kích thước, số lượng, cường độ, đại lượng. Giữa hai từ trái nghĩa chỉ hai cực có một từ chỉ mức trung bình và chúng đối xứng nhau qua từ chỉ mức trung bình đó. Ví dụ: đẹp – bình thường – xấu, nhiều – bình thường – ít,… Với các trường hợp trái nghĩa này, công thức thêm phủ định từ “không” như trên không còn mang tính phổ quát nữa mà lại có khả năng tạo ra những biến thể không đồng nghĩa.

Ví dụ: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa từ “xấu”(t) là “có hình thức, vẻ bề ngoài khó coi, gây cảm giác khó chịu, làm cho không muốn nhìn ngắm; trái với

đẹp” [57, tr. 1144]. (“đẹp”(t): có hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú

đặc biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục [57, tr. 306].) Trong thực tế nói năng, chúng ta có thể nói “Cô ấy xấu.  Cô ấy không đẹp.” (hoặc có thể “ Cô ấy bình thường.”), nhưng nếu “Cô ấy đẹp.” thì khó có thể nói lại là “Cô ấy không xấu.”. Xét về cơ cấu nghĩa, nếu từ “xấu” chỉ cực âm thì từ “đẹp” chỉ cực dương, đối xứng nhau qua một giá trị trung bình (bình thường/không đẹp, không xấu). Nếu gọi chung các từ chỉ cực dương là A, các từ chỉ cực âm

26

trong cặp đối lập là B thì từ B là các tính từ có giới hạn mang tính chất phức tạp hơn về nghĩa. Khi đó, phủ định vế này không nhất thiết là khẳng định vế kia, nếu phủ định vế A thì ta được một giá trị tương đương với giá trị của B: [không A ≥ B] (không đẹp  xấu), nhưng phủ định B thì lại được một giá trị thấp hơn giá trị của A: [không B < A] (không xấu < đẹp ) và thường là một giá trị trung bình, khái niệm “trung bình” này thường được gọi với các tên khác nhau là “bình thường”, “vừa”, hoặc dùng kết cấu cú pháp “không A không B”; [không B  bình thường], (không xấu  bình thường/không đẹp không xấu).

Chúng ta có công thức sau: [không A  B]; [không B  bình thường]; [bình thường = không A không B]

Áp dụng công thức trên người học có thể thực hiện phép thế, biến đổi thành câu đồng nghĩa trong ví dụ cụ thể sau:

Giá cái áo này không rẻ.  Giá cái áo này đắt.

Giá cái áo này không đắt.  Giá cái áo này trung bình/bình thường/vừa/

phải chăng.

Giá cái áo này không đắt không rẻ. = Giá cái áo này bình thường/

phải chăng.

Có một số cặp từ trái nghĩa, đối lập nhau qua một giá trị trung bình, nhưng ở một vài tình huống thực tế sử dụng thì phép phủ định hai cực lại cho ta chính giá trị trung bình đó.

Ví dụ: “nóng – lạnh” là một cặp từ tính từ chỉ nhiệt độ đối lập theo mức độ, khi muốn nói “không nóng không lạnh”, tùy ngữ cảnh người ta dùng “ấm” hoặc “mát”.

27

Nói về thời tiết mùa hè thì người ta dùng cặp “nóng – mát”: Hôm nay mát.  Hôm nay không nóng.

Nói về thời tiết mùa đông thì người ta lại dùng cặp “ấm – lạnh”: Hôm nay ấm.  Hôm nay không lạnh.

Chúng ta cũng có thể biến đổi câu đồng nghĩa tương tự với các cặp “ẩm – nồm”, “nóng – nguội”, …

Xét về bình diện đồng nghĩa, các cặp câu trên có các danh ngữ đồng sử chỉ và đồng nghĩa logic ngôn từ, cùng diễn đạt một phán đoán. Nhưng, ý nghĩa biểu hiện của các cặp câu là khác nhau, một vế mang tình thái khẳng định, một vế mang tình thái phủ định và tiêu điểm nhấn mạnh của hai câu cũng có sự khác nhau. Sử dụng phép thế này giúp người học luyện tập những cách diễn đạt khác nhau, mặt khác, nó cũng cho phép người học chọn cho mình một lối diễn đạt phù hợp với mục đích mình muốn nhấn mạnh.

Trên đây là cách biến đổi đồng nghĩa sử dụng phép thế bằng dạng phủ định trái nghĩa. Khi cả người nói và người nghe không cố tình chú ý vào một cực nào trong cặp từ đối lập thì người học có thể áp dụng những công thức trên vào thực tế nói năng để tạo lập những phát ngôn tương đương. Cũng có trường hợp người học dùng được cả hai phát ngôn, phát ngôn gốc và phát ngôn đồng nghĩa khi muốn giải thích cho thật rõ nghĩa (Ví dụ: học sinh giải thích về việc mình không đi học muộn có thể nói “Em không đến lớp muộn. Em đến lớp đúng giờ.”).

Tuy nhiên, người học cần chú ý tới những trường hợp không thể thay thế bằng dạng phủ định trái nghĩa đối với câu đơn như sau: Từ chỉ cực dương làm tên gọi đại diện cho cả thang độ (chức năng siêu ngôn ngữ); phần muốn thay thế làm định ngữ định tính; phần muốn thay thế làm bổ ngữ chỉ mục đích; hoặc khi

28

đưa ra một thông tin; khi nói một câu so sánh và các trường hợp là thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, cụm từ cố định cũng không nên thay thế bằng dạng phủ định trái nghĩa.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ ĐỒNG NGHĨA CÂU ĐƠN TRẦN THUẬT TIẾNG VIỆT VÀ ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 26 -26 )

×