Các dạng bài tập biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 77)

5. Bố cục của Luận văn

3.2. Các dạng bài tập biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt

Từ những kết quả nghiên cứu ở những phần trước, trong phần này, chúng tôi làm công việc soạn thảo ra một số dạng bài tập viết phục vụ cho việc biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt thành những dạng đồng nghĩa.

Trong luyện tập có hai bài luyện: “bài luyện có tính chất máy móc với mục đích rèn luyện thói quen sử dụng những hiện tượng ngữ pháp bằng những sự lặp lại, người học không cần hiểu một cách đầy đủ vẫn có thể làm đúng những bài tập này” [39, tr. 202 ], đây là loại bài tập bắt chước. Loại thứ hai là bài luyện mang tính trí nhận, “người học phải có những quyết định phản ánh tri thức ngữ pháp của họ” [39, tr. 203]. Yêu cầu của dạng bài tập này là: người học phải hiểu và tái hiện chính xác những hiện tượng ngữ pháp đang học, trong các tình huống tương tự và phát triển một cách linh hoạt theo sự thay đổi của điều kiện giao tiếp. Vì thế, người học phải có được vốn tri thức về ngữ pháp chắc chắn và kỹ năng sản sinh câu thành thạo. Ý nghĩa của bài luyện tri nhận cũng là mục đích

76

hướng đến của luận văn nên chúng tôi ưu tiên thiết lập những dạng bài tập tri nhận.

Mặt khác, luận văn đi sâu vào ứng dụng các phương pháp thế, phương pháp cải biến, phương pháp lược và phương pháp bổ sung trong việc biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt thành những dạng đồng nghĩa nên chúng tôi cũng tập trung soạn thảo những dạng bài tập tri nhận có sử dụng các phương pháp này, ngoài ra chúng tôi cũng kiến nghị một số bài tập bổ trợ giúp người học có thể hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình.

3.2.1. Dạng bài tập ứng dụng phương pháp thế

3.2.1.1. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ đồng nghĩa

Dạng 1: Thay thế từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm và thay thế từ đồng nghĩa với từ in nghiêng trong câu sau rồi viết lại câu:

Anh ấy đi du lịch bằng tàu hỏa.  Trả lời:

Anh ấy đi du lịch bằng xe lửa.

Dạng 2: Thay thế từ đồng nghĩa dựa trên từ gợi ý

Ví dụ: Sử dụng từ đồng nghĩa (trong ngoặc)với từ in nghiêng để viết lại câu sau:

Chất lượng hàng hóa Việt Nam tốt. (cao)  Trả lời:

Chất lượng hàng hóa Việt Nam cao. Dạng 3: Chọn từ đồng nghĩa để thay thế

Ví dụ: Chọn thay thế một từ đồng nghĩa với từ in nghiêng trong các từ sau rồi viết lại câu:

Chị gái tôi biết sửa xe đạp.

a. chữa b. làm c. đi

77 a.

Dạng 4: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai. Ví dụ: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai: a. Em bé đang ăn quả táo

 Em bé đang ăn trái táo.

b. Cô gái ấy có khuôn mặt trái xoan.  Cô gái ấy có khuôn mặt quả xoan.  Trả lời:

a. Đúng b. Sai

Dạng 5: Chọn câu đồng nghĩa

Ví dụ: Chọn câu đồng nghĩa với câu sau: Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba hôm. a. Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba ngày. b. Bố của Mai sẽ đi công tác vài ba tuần.  Trả lời:

a.

Dạng 6: Ghép các cặp câu đồng nghĩa

Ví dụ: Ghép các câu ở cột A và các câu ở cột B để tạo thành những cặp câu đồng nghĩa:

A B

1. Mỗi ngày, anh ấy ăn 3 bát cơm. a. Thì ra ông giám đốc là người cùng quê với tôi.

2. Con chó nhà cô ấy trông nhà rất tốt. b. Con chó nhà cô ấy giữ nhà rất tốt. 3. Hóa ra ông giám đốc là người cùng

78  Trả lời:

1 – c ; 2 – b ; 3 - c

3.2.1.2. Bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng dạng phủ định trái nghĩa. trái nghĩa.

Dạng 1: Thay thế dạng phủ định trái nghĩa của từ

Ví dụ: Thay thế từ in nghiêng trong câu sau bằng dạng phủ định trái nghĩa rồi viết lại câu:

Ban ngày, các đường phố Hà Nội đều ồn ào.  Trả lời:

Ban ngày, các đường phố Hà Nội đều không yên tĩnh.

Dạng 2: Thay thế dạng phủ định trái nghĩa của từ (có từ gợi ý)

Ví dụ: Viết lại câu sau sử dụng từ trái nghĩa (trong ngoặc) với từ in nghiêng: Đây là hàng thật. (giả)

 Trả lời:

Đây không phải là hàng giả.

Dạng 3: Chọn thay thế dạng phủ định trái nghĩa của từ

Ví dụ: Chọn thay thế một từ trái nghĩa với từ in nghiêng trong câu sau rồi viết lại câu:

Phòng của Masae luôn luôn bẩn. a. sạch b. gọn gàng  Trả lời:

a.

Phòng của Masae luôn luôn không sạch. Dạng 4: Các câu là đồng nghĩa, đúng hay sai Ví dụ: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai: a. Lan hôm nay vắng mặt ở lớp.

 Lan hôm nay không có mặt ở lớp. b. Phòng của Ertugul rất rộng.

79  Phòng của Ertugul rất không hẹp.  Trả lời:

a. Đúng b. Sai

Dạng 5: Chọn câu đồng nghĩa

Ví dụ: Chọn câu đồng nghĩa với câu sau: Cửa hàng này có ít hàng hóa.

a. Cửa hàng này có nhiều hàng hóa.

b. Cửa hàng này không có nhiều hàng hóa.  Trả lời:

a. Sai b. Đúng

Dạng 6: Ghép các cặp câu đồng nghĩa

Ví dụ: Ghép các câu ở cột A và các câu ở cột B để tạo thành những cặp câu đồng nghĩa:

A B

1. Chị gái Lan thấp a.Đây không phải là con gà trống. 2. Con gà này chưa chết. b. Chị gái Lan không cao.

3. Đây là con gà mái. c. Con gà này còn sống.  Trả lời:

1 – b; 2 – c; 3 – a

3.2.1.3. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ trái nghĩa chỉ phương hướng dựa vào điểm mốc, điểm nhìn trong không gian. phương hướng dựa vào điểm mốc, điểm nhìn trong không gian.

80

Ví dụ: Sử dụng từ trái nghĩa với từ chỉ phương hướng trong câu sau để viết lại câu:

Anh ấy đang ở trên thuyền.  Trả lời:

Anh ấy đang ở dưới thuyền.

Dạng 2: Hai câu có đồng nghĩa hay không và giải thích

Ví dụ: Hai câu sau có đồng nghĩa hay không và giải thích vì sao: a. Nhóm sinh viên Hàn Quốc đang ở dưới sân trường.

b. Nhóm sinh viên Hàn Quốc đang ở trên sân trường.  Trả lời:

(a) và (b) là 2 câu đồng nghĩa vì mặc dù điểm nhìn của người nói ở hai câu là khác nhau nhưng hai câu đều diễn đạt một nội dung thông báo.

3.2.1.4. Bài tập ứng dụng phương pháp thế bằng lối nói vòng.

Dạng 1: Thay thế từ/cụm từ đồng nghĩa (có gợi ý)

Ví dụ: Thay thế cụm từ trong ngoặc vào vị trí của những từ in nghiêng trong câu sau rồi viết lại câu:

Người nước ngoài rất thích đi du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh. (thành phố mang tên Bác)

 Trả lời:

Người nước ngoài rất thích đi du lịch đến thành phố mang tên Bác. Dạng 2: Thay thế từ / cụm từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm cách diễn đạt khác của cụm từ in nghiêng trong câu sau, thay thế rồi viết lại câu:

81  Trả lời:

Dù đi đâu, người Việt Nam luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Dạng 3: Chọn lối nói tương đương

Ví dụ: Chọn lối nói tương đương với những từ in nghiêng trong câu sau để viết lại câu:

Vào ngày 15 tháng giêng, mọi người đều muốn đến Bắc Ninh nghe hát. a. Thành phố dệt

b. Quê hương quan họ  Trả lời:

b. Vào ngày 15 tháng giêng, mọi người đều muốn đến quê hương quan họ nghe hát.

3.2.1.5. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ chỉ số lượng đi cùng các danh từ đơn vị

Dạng 1: Thay thế từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm cách diễn đạt đồng nghĩa với cụm từ in nghiêng trong câu sau, thay thế rồi viết lại câu:

Mỗi ngày, Elena chạy bộ khoảng 1 tiếng.  Trả lời:

 Mỗi ngày, Elena chạy bộ khoảng 60 phút. Dạng 2: Viết lại câu

Ví dụ: Viết lại câu sau, sử dụng từ gợi ý (trong ngoặc), sao cho nghĩa của câu không thay đổi:

Mỗi tháng, hai anh em tôi ăn hết nửa tạ gạo. (yến/kg)  Trả lời:

Mỗi tháng, hai anh em tôi ăn hết 5 yến gạo.

Hoặc: Mỗi tháng, hai anh em tôi ăn hết 50 kg gạo. Dạng 5: Điền từ

82 a. Chị của Mai đi chợ mua 1 cân thịt.

b. Chị của Mai đi chợ mua ………. lạng thịt.  Trả lời:

b. Chị của Mai đi chợ mua 10 lạng thịt.

3.2.1.6. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các từ chỉ thời gian

Dạng 1: Thay thế từ đồng nghĩa

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa với từ in nghiêng trong câu sau, thay thế rồi viết lại câu:

Nora vừa mới đi du lịch Huế.  Trả lời:

Nora mới/ vừa đi du lịch Huế.

3.2.1.7. Bài tập ứng dụng phương pháp thế các kết từ

Dạng 1: Thay thế liên từ có ý nghĩa tương đương

Ví dụ: Thay thế liên từ trong câu sau bằng liên từ có nghĩa tương đương rồi viết lại câu:

Anh ấy đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh để làm việc.  Trả lời:

Anh ấy đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh để làm việc. Dạng 2: Thay thế các cặp liên từ có ý nghĩa tương đương

Ví dụ: Thay thế cặp liên từ trong câu sau bằng cặp liên từ có ý nghĩa tương đương rồi viết lại câu:

Mùa hè ở Việt Nam không những nóng mà còn ẩm nữa.  Trả lời:

Mùa hè ở Việt Nam đã nóng lại ẩm nữa. Dạng 3: Điền từ

Ví dụ: Điền từ còn thiếu vào câu sau sao cho giống ý nghĩa với câu trước: Cả áo kimono của Nhật và áo dài của Việt Nam, Sachiko mặc đều đẹp.

83

 Cả áo kimono của Nhật …. áo dài của Việt Nam, Sachiko mặc đều đẹp.  Trả lời:

Cả áo kimono của Nhật và áo dài của Việt Nam, Sachiko mặc đều đẹp. Dạng 4: Chọn thay thế liên từ hoặc cặp liên từ có ý nghĩa tương đương Ví dụ: Chọn cặp liên từ tương đương với cặp liên từ trong câu sau, thay thế rồi viết lại câu:

Cứ mùa xuân là chim én bay về.

a. hễ … là b. khi … thì

Anh ấy say đến nỗi không về nhà được. a. nhưng b. đến mức

 Trả lời:

Hễ mùa xuân là chim én bay về.

Anh ấy say đến mức không về nhà được. Dạng 5: Viết lại câu dùng từ gợi ý

Ví dụ: Dùng cặp từ gợi ý trong ngoặc để viết lại câu sau sao cho nghĩa của câu không thay đổi:

Mưa càng ngày càng to. (mỗi lúc một)  Trả lời:

Mưa mỗi lúc một to. Dạng 6: Viết lại câu

Ví dụ: Viết lại câu sau sao cho nghĩa của câu không thay đổi: Mưa càng ngày càng to.

 Trả lời:

Mưa mỗi lúc một to.

3.2.2. Dạng bài tập ứng dụng phương pháp cải biến

3.2.2.1. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến sử dụng các từ đảo nghĩa

84

Ví dụ: Dùng từ gợi ý (trong ngoặc) viết lại câu sau sao cho nghĩa của câu không thay đổi:

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nga. (nhập khẩu)  Trả lời:

Nga nhập khẩu gạo của Việt Nam. Dạng 2: Hoàn thành câu

Ví dụ: Hoàn thành câu sau sao cho nghĩa của nó giống với câu đã cho: Trong lớp, Congju ngồi bên phải Choi.

 Trong lớp, Choi ngồi ….  Trả lời:

Trong lớp, Choi ngồi bên trái Congju. Dạng 3: Điền từ

Ví dụ: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để 2 câu sau đồng nghĩa: a. Cô ấy có thói quen ăn cơm trước khi uống cà phê.

a’. Cô ấy có thói quen uống cà phê ….. ăn cơm.  Trả lời:

a’. Cô ấy có thói quen uống cà phê sau khi ăn cơm.

3.2.2.2. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến sử dụng lối nói có nghĩa bị động

Dạng 1: Biến đổi câu từ dạng chủ động sang bị động

Ví dụ: Biến đổi câu sau từ dạng chủ động sang dạng bị động: Công ty Yamaha Nhật Bản sản xuất xe máy Yamaha

 Trả lời:

Xe máy Yamaha được công ty Yamaha Nhật Bản sản xuất. Dạng 2: Biến đổi câu từ dạng bị động sang dạng chủ động Ví dụ : Biến đổi câu sau từ dạng bị động sang dạng chủ động: Anh ấy bị công an phạt.

85 Công an phạt anh ấy.

Dạng 3: Hoàn thành câu

Ví dụ: Hoàn thành câu sau sao cho đồng nghĩa với câu trước: Cơn bão phá hủy ngôi nhà.

 Ngôi nhà ……….  Trả lời:

Ngôi nhà bị phá hủy bởi cơn bão. Dạng 4: Điền từ và biến đổi câu

Ví dụ: Điền từ “bị, được, do” vào chỗ trống cho phù hợp sau đó biến đổi câu sang dạng chủ động:

a. Bạn Nam … cô giáo khen.

b. Người dân … điêu đứng bởi cơn bão giá.

c. Văn bản luật này … chính phủ thiết lập và ban bố trên toàn quốc.  Trả lời:

a. Bạn Nam được cô giáo khen.  Cô giáo khen bạn Nam.

b. Người dân bị điêu đứng bởi cơn bão giá.  Cơn bão giá làm người dân điêu đứng.

c. Văn bản luật này do chính phủ thiết lập và ban bố trên toàn quốc.  Chính phủ thiết lập và ban bố trên toàn quốc văn bản luật này.

3.2.2.3. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến sử dụng cách danh hóa

Dạng 1: Viết lại câu

Ví dụ: Thêm các từ “sự, việc” vào trước cụm từ in nghiêng trong câu sau rồi viết lại câu sao cho nghĩa của câu không thay đổi:

Sinh viên cần học phát âm.  Trả lời:

Việc học phát âm của sinh viên là cần thiết. Dạng 2: Chọn câu trả lời đúng

86

Ví dụ: Chọn câu có ý nghĩa tương đương với câu đã cho:

Trẻ em trên 6 tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. a. Trẻ em trên 6 tuổi nên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

b. Đội mũ bảo hiểm là cần thiết khi tham gia giao thông. c. Việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với trẻ em trên 6 tuổi.  Trả lời:

c.

3.2.2.4. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến bằng cách thay đổi vị trí cụm [giới từ chỉ phương tiện + danh từ]

Dạng 1: Viết lại câu

Ví dụ: Dựa vào gợi ý, viết lại câu sau sao cho nghĩa của câu không thay đổi: Nam đã đi học suốt 3 năm cấp 3 bằng chiếc xe đạp cũ.

 Bằng chiếc xe đạp cũ,….  Trả lời:

Bằng chiếc xe đạp cũ, Nam đã đi học suốt 3 năm cấp 3.

3.2.2.5. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến sử dụng các vị từ có nghĩa đối xứng

Dạng 1: Viết lại câu

Ví dụ: Viết lại câu sau sao cho nghĩa của câu không thay đổi: Chị của Mai trông khác Mai.

 Mai trông …  Trả lời:

Mai trông khác chị của Mai. Dạng 2: Điền từ

Ví dụ: Dựa vào ví dụ mẫu, tìm từ điền vào chỗ trống và viết lại các câu sau: Quyển sách A giống quyển sách B

Quyển sách B giống quyển sách A

87  ………..

b. Hãng bột giặt Omo …….với hãng nước xả Comfort để tạo ra loại bột giặt mới.

 ………..  Trả lời:

a. Trong chiến tranh, Đức liên minh với Nhật.  Trong chiến tranh, Nhật liên minh với Đức.

b. Hãng bột giặt Omo liên doanh với hãng nước xả Comfort để tạo ra loại bột giặt mới.

 Hãng nước xả Comfort liên doanh với hãng bột giặt Omo để tạo ra loại bột giặt mới.

Dạng 3: Các câu là đồng nghĩa, đúng hay sai Ví dụ: Các câu sau là đồng nghĩa, đúng hay sai?

a. Đội sinh viên Hàn Quốc kéo co với đội sinh viên Hà Lan. Đội sinh viên Hà Lan kéo co với đội sinh viên Hàn Quốc. b. Con trai giống bố như đúc.

Bố giống con trai như đúc.  Trả lời

a. Đúng b. Sai

3.2.2.6. Bài tập ứng dụng phương pháp cải biến bằng cách tách phó động từ chỉ hướng hay mục đích khỏi động từ

Dạng 1: Điền từ

Ví dụ: Điền từ vào chỗ trống trong hai câu sau để hai câu là đồng nghĩa: Lucy cất vào cặp những món quà các bạn tặng.

 Lucy cất những món quà các bạn tặng … cặp.  Trả lời:

Một phần của tài liệu Khảo sát các biến thể đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt và ứng dụng vào giảng dạy cho người nước ngoài (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)