5. Bố cục của Luận văn
1.3.2.3. Cải biến sử dụng cách danh hóa
Phương pháp cải biến này cũng cho chúng ta những phát ngôn đồng nghĩa về mặt cấu trúc tham tố.
Ví dụ:
Sinh viên cần học phát âm. [agent] [v] [v] [object]
39
[v] [object] [agent] [v]
Bản chất của cách danh hóa chính là chuyển vị từ thuộc phần thuyết lên phần đề và biến đổi vị từ thành một danh ngữ giữ vị trí chủ đề. Theo cách này, người học chuyển động từ, tính từ hoặc một cú ở phần thuyết lên phần đề, thêm các từ “sự, việc, cái, cuộc,…” vào trước. Ngoài ra, thực hiện cách danh hóa, người học cũng cần thực hiện thêm những thao tác thay đổi giới từ hoặc chuyển đổi từ loại cho phù hợp. Khi người học sử dụng phép cải biến này thì hoạt động được nói đến trong phát ngôn sẽ là đối tượng của sự chú ý. Phép cải biến này cũng là một chìa khóa giúp người học thu thập cho mình một cách diễn đạt mới.
1.3.2.4. Cải biến thay đổi vị trí cụm [giới từ chỉ phương tiện + danh từ]
Phép cải biến để tạo câu đồng nghĩa có nhiều dạng khác nhau. Nếu ở trên, người học dựa vào cấu trúc đề - thuyết của câu và biến đổi đề tạo câu đồng nghĩa thì ở phần này, người học có thể sử dụng một phương pháp khác đó là thay đổi vị trí của các từ trong câu đề tạo câu đồng nghĩa. Phương pháp này được áp dụng ở một số dạng thức cụ thể sau: áp dụng với các câu có giới từ chỉ phương tiện đi cùng danh từ; các câu có vị từ có nghĩa đối xứng hoặc dùng trong trường hợp tách phó động từ chỉ hướng hay mục đích khỏi động từ để biến đổi thành câu đồng nghĩa.
Các danh từ như: bút, dao, sách, xe,…thường đi sau các giới từ chỉ
phương tiện như: bằng, với,… Chuyển vị trí cụm giới từ và các danh từ này là
một cách để tạo thành câu đồng nghĩa. Ví dụ:
40
Nếu thay đổi vị trí của cụm [giới từ chỉ phương tiện + danh từ] lên đầu câu thì ở câu đồng nghĩa được tạo thành, nội dung nhấn mạnh của phát ngôn sẽ là phương tiện nào được dùng để thực hiện hành động.
Kun viết bài bằng cái bút này. Bằng cái bút này, Kun viết bài.
Hai câu này đồng nghĩa về mặt cấu trúc tham tố, giống nhau về mặt logic ngôn từ (việc đảo trạng ngữ lên đầu câu không làm logic ngôn từ thay đổi) và có thể coi hai câu này là đồng ý nghĩa.
1.3.2.5. Cải biến sử dụng các vị từ có nghĩa đối xứng
Trong tiếng Việt, những từ như “giống”, “tương tự”, “tương đương”, “đồng nhất”,… là các vị từ có nghĩa đối xứng. Các vị từ này được đặt giữa hai danh ngữ X và Y. Gọi các vị từ này là P, tính đối xứng của chúng thể hiện ở chỗ từ câu [XPY] suy ra được [YPX] ( [X giống Y] [Y giống X]; [X tương tự Y] [Y tương tự X]…); và chính sự thay đổi vị trí của hai danh ngữ này là cơ sở để tạo nên hai câu đồng nghĩa.
Ví dụ:
Quyển sách A giống quyển sách B.
Quyển sách B giống quyển sách A.
Công ty A liên doanh với công ty B.
41
Những cặp câu đồng nghĩa này là những cặp câu có các danh ngữ đồng sở chỉ, cùng chỉ một sự tình.
1.3.2.6. Cải biến bằng cách tách phó động từ chỉ hướng hay mục đích khỏi động từ khỏi động từ
Các phó động từ chỉ hướng/đích như “ra, vào, lên, xuống,…” thường đứng ngay sau động từ nhưng có nhiều trường hợp có thể tách chúng khỏi động từ, đặt sau bổ ngữ của động từ mà nghĩa không đổi.
Ví dụ:
Anh ấy mang ra sân cái áo để phơi. Anh ấy mang cái áo ra sân phơi. Bổ ngữ chỉ đích phải đặt sau các từ chỉ đích nên ta không nói: Anh ấy mang ra cái áo sân phơi (-). Nhiều trường hợp ta cũng không thể đặt bổ ngữ chỉ đối tượng ngay sau phó động từ chỉ hướng. Ví dụ: Nó cởi áo ra (+).Không nói: Nó cởi ra áo (-). Nhưng khi đối tượng được nêu ra có ý nghĩa số lượng xác định hay gồm một số đối tượng được liệt kê ra thì câu nói lại chấp nhận được. Ví dụ: Nóng quá. Ông đã cởi hết ra hai cái áo.
Những cặp câu loại này là những câu đồng ý nghĩa.
1.3.2.7. Cải biến bằng cách đảo trật tự các từ ngữ liên kết với nhau qua các liên từ “và”; “hoặc” các liên từ “và”; “hoặc”
Về mặt ngữ pháp, các từ “và”, “hoặc” dùng để nối các thành phần câu có vai trò cú pháp bình đẳng nhau. Ở các câu đơn trần thuật, nếu người nói không chủ ý nhấn mạnh thì việc đảo các thành phần câu liên kết nhau qua các từ này không làm cho ý nghĩa của câu thay đổi.
42
Tôi sẽ chọn áo màu xanh hoặc áo màu đỏ. Tôi sẽ chọn áo màu đỏ hoặc
áo màu xanh.
Tuy nhiên, ở những trường hợp tồn tại quan hệ nhân quả hoặc quan hệ trước sau giữa các sự kiện thì chúng ta không đảo trật tự các từ ngữ được. Ví dụ: Anh ấy đã sinh ra và lớn lên ở Úc. Không thể nói: Anh ấy đã lớn lên và sinh ra ở Úc.
1.3.3. Phương pháp lược
Phương pháp lược là phương pháp “nhằm rút gọn, đưa một kiến trúc cú pháp về dạng đơn giản hơn” [23, tr. 100].
Phương pháp lược được dùng với nhiều mục đích: dùng để xác định lõi (nòng cốt, trung tâm) của câu hay của ngữ đoạn, dùng để xác định chức năng của thành tố, cũng có khi người ta sử dụng phương pháp lược, lược bỏ những thành phần phụ, những ngữ trực thuộc để rút gọn nội dung câu nói. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến ứng dụng của phương pháp lược trong việc tạo câu đồng nghĩa. Vì kết quả thu được là những phát ngôn phải đồng nghĩa nên yêu cầu đặt ra khi ứng dụng phương pháp lược là phải lược bỏ những thành phần không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của phát ngôn và người nghe vẫn công nhận đó là hai phát ngôn có giá trị tương đương. Trong tiếng Việt, ở từng trường hợp, có một số giới từ có thể lược bỏ mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Ngoài ra, đối với một số cấu trúc cú pháp có thể biến đổi từ dạng đầy đủ sang dạng rút gọn để đơn giản hóa câu nói. Những cặp câu tạo thành có nghĩa logic ngôn từ giống nhau và đồng cấu trúc tham tố.
Về khả năng lược bỏ của các giới từ trong tiếng Việt, chúng tôi trình bày như sau:
43
Từ “bằng”: Chúng ta có thể lược bỏ giới từ “bằng” khi danh từ đứng sau chỉ phương tiện di chuyển. Ví dụ: Anh ấy đi bằng xe máy. Anh ấy đi xe máy. Nếu danh từ đứng sau chỉ công cụ thì khó lược. Ví dụ: Có thể nói: Ba viết thư bằng bút (+), không nói: Ba viết thư bút (-).
Các từ “vì, bởi, tại, do”: khi dùng với nghĩa “nguyên nhân” thì thường không lược bỏ được. Ví dụ: Khổ vì vợ. (+) , nhưng không nói: Khổ vợ. (-)
Các từ “cho, hộ, giùm, giúp” không lược bỏ được. Ví dụ: Bà ấy mua gạo cho tôi. (+), không nói: Bà ấy mua gạo tôi. (-)
Các từ “để, cho, để mà,…” khả năng lược bỏ dựa vào các từ ngữ xung quanh như động từ, cụm từ nghi vấn trong câu hỏi (làm gì),… Ví dụ: Tôi mua sách để đọc. Tôi mua sách đọc. Nhưng: “Đi cho nhanh.” khác “Đi nhanh.”.
Với từ “của”: Có thể lược bỏ trong trường hợp như: Đi xe của bạn. Đi xe bạn.
Có trường hợp không lược bỏ được: “yêu cầu của cấp trên” khác “yêu cầu cấp trên”.
Các từ “với, cùng” không thể lược bỏ được.
Các từ “ở, tại, ở tại” có thể lược trong một số trường hợp. Ví dụ: Nằm ở giường Nằm giường. Nhưng “Ăn ở bếp.” khác “Ăn bếp”.
Đối với các cấu trúc ngữ pháp, khi giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, các giáo viên thường cố gắng đưa ra một cấu trúc ở nhiều dạng thức biểu hiện của nó. Cấu trúc đó vẫn diễn đạt được đầy đủ ý nghĩa khi ở dạng thức đầy
44
đủ cũng như khi ở dạng thức rút gọn, tức là tỉnh lược đi một yếu tố nào đó trong cấu trúc.
Ví dụ:
Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước vậy. Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước.
1.3.4. Phương pháp bổ sung
Bên cạnh phương pháp lược thì chúng ta cũng có phương pháp bổ sung, nghĩa là “thêm thành tố vào kiến trúc cho trước” [23, tr. 105] nhằm tạo câu đồng nghĩa . Phục vụ cho mục đích biến đổi câu thành dạng đồng nghĩa, người học có thể áp dụng phương pháp này tạo sự linh hoạt trong diễn đạt, đồng thời làm cho nội dung diễn đạt được đầy đủ hơn hoặc được nhấn mạnh đúng chỗ.
Một trong những ứng dụng của phương pháp bổ sung khi tạo câu đồng nghĩa là trường hợp các tính từ sau động từ để chỉ cách thức của hành động. Để nhấn mạnh về cách thức ta có thể đặt cụm từ “một cách” phía trước các tính từ ghép, tính từ láy. Các cặp câu được tạo ra sẽ là các câu đồng nghĩa.
Ví dụ:
Cô ấy khóa cửa cẩn thận. Cô ấy khóa cửa một cách cẩn thận.
Một trường hợp nữa là sử dụng các từ trái nghĩa chỉ phương hướng “ra – vào”, “lên – xuống” để tạo câu đồng nghĩa. Ở trường hợp dựa vào hướng vận động, khi sự vận động hướng đến một đích hay một vị trí nào đó thì đằng sau các từ “ra”, “vào”, “lên”, “xuống” có thể thêm các từ chỉ vị trí như: “ngoài”, “trong”, “trên”, “dưới”, để tạo nên câu mới đồng nghĩa.
45 Ví dụ:
Kaori ra sân trường. Kaori ra ngoài sân trường.
Những cặp câu đồng nghĩa được tạo thành từ phương thức này là những cặp đồng nghĩa cấu trúc tham tố và cùng chỉ một sự tình.
Ngoài ra, với một số cấu trúc cú pháp khi ở dạng thức đầy đủ hoặc vắng mặt một yếu tố nội dung nghĩa không thay đổi thì người học có thể thêm từ vào dạng thức tỉnh lược để tái lập dạng thức đầy đủ của công thức và tạo câu đồng nghĩa.
Ví dụ:
Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước.
Không có anh ấy, cô ấy đành ăn cơm trước vậy.
1.3.5. Kết hợp các phương pháp
Muốn biến đổi một câu thành một câu khác đồng nghĩa, người học có thể áp dụng một phương pháp biến đổi mà cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp. Khi tiếp cận với một cấu trúc ngữ pháp, người học sẽ tìm cho mình một lối diễn đạt khác bằng cách thay thế, bổ sung hoặc tỉnh lược một vài phần trong cấu trúc sao cho phù hợp. Không chỉ vậy, sự sáng tạo của người học tiếng còn ở chỗ biết kết hợp các phương pháp dựa trên những nguyên tắc ngôn ngữ nhất định để tạo ra những phát ngôn khác nhau cho cùng một nội dung.
Ví dụ: Với cấu trúc khẳng định mang ý nghĩa chỉ toàn bộ, toàn thể thường có thể diễn đạt bằng một công thức chung bắt đầu bằng từ “tất cả + …” và chúng thường nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Ở những trường hợp khác nhau, công thức này có thể biến đổi bằng cách thay thế bằng một cấu trúc
46
khác, hoặc thay đổi vị trí của một số phần trong câu để tạo nên một công thức khác tương đương.
[Tất cả (mọi) + danh ngữ + vị từ + …]
[Danh từ + nào / đại từ phiếm chỉ + cũng + vị từ + …] [Danh từ + nào + mà không/ mà chẳng + vị từ + …]
[Bất kì / bất cứ + danh từ + nào + mà không/ mà chẳng + vị từ + …] [Không + danh từ + nào / đại từ phiếm chỉ + (mà) + không + vị từ + …] …
Tất cả mọi người Hàn Quốc thích kim chi. Người Hàn Quốc nào cũng thích kim chi. Người Hàn Quốc nào mà chẳng thích kim chi.
Bất kì / bất cứ người Hàn Quốc nào mà chẳng thích kim chi. Không người Hàn Quốc nào mà không thích kim chi.
…
Với cấu trúc so sánh, chúng ta cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để tạo nên nhiều câu đồng nghĩa.
Ví dụ: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Nếu sử dụng từ đảo nghĩa chúng ta sẽ có một cách diễn đạt tương đương: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Nếu sử dụng phương pháp thế bằng dạng phủ định đồng thời đảo cấu trúc đề - thuyết, chúng ta có:
47 Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Sachiko giỏi không bằng Yukina.
Nếu thay đổi vị trí các từ trong câu lại là một cách diễn đạt khác: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Sachiko giỏi không bằng Yukina. Sachiko không giỏi bằng Yukina.
* Tiểu kết:
Những phương pháp biến đổi đồng nghĩa là những qui tắc rất hữu ích giúp người học sáng tạo ra những phát ngôn đồng nghĩa. Mặc dù những cặp phát ngôn này ở một số khía cạnh vẫn tồn tại một chút khác biệt, đặc biệt là về mặt tình thái, nhưng trong thực tế, người Việt vẫn coi chúng có những giá trị thông báo tương đương.Và vì vậy, sẽ là rất hữu ích khi những người nước ngoài có thể học và sử dụng các phương pháp này phục vụ cho từng mục đích giao tiếp của mình. Dựa trên những phương pháp biến đổi câu để tạo câu đồng nghĩa đã trình bày ở trên, trong phần tiếp theo, luận văn tiến hành khảo sát thực tế trên đối tượng học viên là người nước ngoài. Những kết quả thu được sẽ là cơ sở để đánh giá năng lực sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa của học viên.
48
CHƯƠNG 2: Kết quả khảo sát năng lực sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt của đối tượng học viên người nước ngoài.
2.1. Đối tượng và hình thức khảo sát 2.1.1. Đối tượng khảo sát 2.1.1. Đối tượng khảo sát
Phục vụ cho mục đích của luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên các đối tượng học viên là người nước ngoài ở từng trình độ khác nhau trong thời gian 1 năm. Tiêu chí lựa chọn đối tượng khảo sát của chúng tôi là những học viên nước ngoài không phân biệt quốc tịch và lứa tuổi đã hoàn thành thời lượng học tiếng Việt theo qui định cho từng trình độ A, B, C. Thời lượng học tiếng Việt chúng tôi căn cứ vào sự phân chia trình độ và yêu cầu thời lượng học được in trong cuốn “Nội dung và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt thực hành” do tác giả Nguyễn Chí Hòa chủ biên, xuất bản năm 2009.
* Đối với học viên trình độ A: - Số lượng học viên: 11
- Các học viên này tại thời điểm khảo sát đều đang theo học tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viên phải đảm bảo hoàn thành thời lượng học tiếng Việt trình độ A (tương đương với trình độ sơ cấp II – A2) theo qui định là 240 tiết học, 40 tiết ôn tập.
* Đối với học viên trình độ B: - Số lượng học viên: 34
49
Các học viên này tại thời điểm khảo sát đang theo học tại: khoa Việt Nam học và tiếng Việt và khoa Ngôn ngữ học – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viên phải đảm bảo hoàn thành thời lượng học tiếng Việt trình độ B theo qui định là 240 tiết học, 40 tiết ôn tập (tương đương với trình độ trung cấp B1 và B2).
* Đối với học viên trình độ C: - Số lượng học viên: 30
- Các học viên này tại thời điểm khảo sát đang theo học tại: khoa Việt Nam học và tiếng Việt - khoa Ngôn ngữ học – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và khoa Ngoại ngữ - trường Đại học Phương Đông Hà Nội.
- Học viên phải đảm bảo hoàn thành thời lượng học tiếng Việt trình độ C theo qui định là 240 tiết học, 40 tiết ôn tập (tương đương với trình độ cao cấp C1 và C2).
2.1.2. Hình thức khảo sát
Chúng tôi khảo sát các học viên thông qua các bài tập kiểm tra trình độ. Dựa trên khả năng thực tế và phù hợp với trình độ, các nhóm học viên được yêu cầu làm các dạng bài tập rèn luyện những phương pháp biến đổi câu đơn trần thuật tiếng Việt thành những biến thể đồng nghĩa, được thiết kế phù hợp với từng trình độ. Các dạng bài tập được sử dụng để kiểm tra trực tiếp học viên là: