5. Bố cục của Luận văn
1.3.5. Kết hợp các phương pháp
Muốn biến đổi một câu thành một câu khác đồng nghĩa, người học có thể áp dụng một phương pháp biến đổi mà cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp. Khi tiếp cận với một cấu trúc ngữ pháp, người học sẽ tìm cho mình một lối diễn đạt khác bằng cách thay thế, bổ sung hoặc tỉnh lược một vài phần trong cấu trúc sao cho phù hợp. Không chỉ vậy, sự sáng tạo của người học tiếng còn ở chỗ biết kết hợp các phương pháp dựa trên những nguyên tắc ngôn ngữ nhất định để tạo ra những phát ngôn khác nhau cho cùng một nội dung.
Ví dụ: Với cấu trúc khẳng định mang ý nghĩa chỉ toàn bộ, toàn thể thường có thể diễn đạt bằng một công thức chung bắt đầu bằng từ “tất cả + …” và chúng thường nhấn mạnh ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. Ở những trường hợp khác nhau, công thức này có thể biến đổi bằng cách thay thế bằng một cấu trúc
46
khác, hoặc thay đổi vị trí của một số phần trong câu để tạo nên một công thức khác tương đương.
[Tất cả (mọi) + danh ngữ + vị từ + …]
[Danh từ + nào / đại từ phiếm chỉ + cũng + vị từ + …] [Danh từ + nào + mà không/ mà chẳng + vị từ + …]
[Bất kì / bất cứ + danh từ + nào + mà không/ mà chẳng + vị từ + …] [Không + danh từ + nào / đại từ phiếm chỉ + (mà) + không + vị từ + …] …
Tất cả mọi người Hàn Quốc thích kim chi. Người Hàn Quốc nào cũng thích kim chi. Người Hàn Quốc nào mà chẳng thích kim chi.
Bất kì / bất cứ người Hàn Quốc nào mà chẳng thích kim chi. Không người Hàn Quốc nào mà không thích kim chi.
…
Với cấu trúc so sánh, chúng ta cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp để tạo nên nhiều câu đồng nghĩa.
Ví dụ: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Nếu sử dụng từ đảo nghĩa chúng ta sẽ có một cách diễn đạt tương đương: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Nếu sử dụng phương pháp thế bằng dạng phủ định đồng thời đảo cấu trúc đề - thuyết, chúng ta có:
47 Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Sachiko giỏi không bằng Yukina.
Nếu thay đổi vị trí các từ trong câu lại là một cách diễn đạt khác: Yukina giỏi hơn Sachiko.
Sachiko kém hơn Yukina.
Sachiko giỏi không bằng Yukina. Sachiko không giỏi bằng Yukina.
* Tiểu kết:
Những phương pháp biến đổi đồng nghĩa là những qui tắc rất hữu ích giúp người học sáng tạo ra những phát ngôn đồng nghĩa. Mặc dù những cặp phát ngôn này ở một số khía cạnh vẫn tồn tại một chút khác biệt, đặc biệt là về mặt tình thái, nhưng trong thực tế, người Việt vẫn coi chúng có những giá trị thông báo tương đương.Và vì vậy, sẽ là rất hữu ích khi những người nước ngoài có thể học và sử dụng các phương pháp này phục vụ cho từng mục đích giao tiếp của mình. Dựa trên những phương pháp biến đổi câu để tạo câu đồng nghĩa đã trình bày ở trên, trong phần tiếp theo, luận văn tiến hành khảo sát thực tế trên đối tượng học viên là người nước ngoài. Những kết quả thu được sẽ là cơ sở để đánh giá năng lực sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa của học viên.
48
CHƯƠNG 2: Kết quả khảo sát năng lực sử dụng các phương pháp biến đổi đồng nghĩa câu đơn trần thuật tiếng Việt của đối tượng học viên người nước ngoài.