Gia tăng nguồn vốn thường xuyên đảm bảo tài trợ tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 83)

Gia tăng nguồn vốn thường xuyên

Cách tiếp cận “tự đảm bảo” là cách doanh nghiệp gắn thời hạn của nợ ngắn hạn tương ứng với chu kỳ sống của tài sản lưu động. Nghĩa là, những nhu cầu thường xuyên cần được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn các nhu cầu tạm thời thì được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Khi đó doanh nghiệp sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho TSDH (cụ thể là TSCĐ), thời hạn thanh toán nợ khớp với thời điểm dòng ngân quỹ từ lợi nhuận và khấu hao, lúc này vấn đề thời hạn nợ sẽ không còn là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của mình lên bằng cách, huy động thêm vốn của công nhân viên chức từ nhiều nguồn khác nhau (tiền thưởng, tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi…). Đồng thời doanh nghiệp xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý, có hiệu quả, thông báo về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp cho công nhân viên nhằm tạo nguồn tin cho công nhân viên trong việc góp vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. + Vốn được bổ sung từ kết quả kinh doanh (lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu). Đây là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn vì doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài, đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giảm thiểu TSDH không cần thiết:

- Đối với tài sản cố định chưa dùng doanh nghiệp nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Đối với tài sản cố định không cần dùng doanh nghiệp có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.

- Đối với những phương tiện quá cũ, không còn phù hợp, thì doanh nghiệp nên có kế hoạch thanh lý, nhượng bán, giảm bớt TSCĐ chưa sử dụng. Có như vậy TSCĐ

hiện có sẽ phát huy hết tác dụng của nó đồng thời giảm nhu cầu tài trợ TSCĐ làm cho VLĐR tăng lên.

- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến công tác quản lý tài sản cố định, thường xuyên bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa kịp thời những hư hỏng để không làm giảm công suất hoạt động mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Như vậy với những cải thiện trên sẽ góp phần làm tăng VLĐ ròng. Hơn nữa, khi ta kết hợp với cách cải thiện làm giảm các khoản phải thu làm cho nhu cầu VLĐ ròng giảm thì một khi VLĐ tăng nó cũng góp phần làm tăng ngân quỹ ròng (NQR). - Đối với thông tin bên ngoài doanh nghiệp, cần thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội như: pháp luật, chính sách của nhà nước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, và các quy định trên thị trường, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái…… và các thông tin về ngành như: Thông tin quy hoạch phát triển kinh tế ngành, các chỉ tiêu trung bình ngành….để phân tích nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Đối với thông tin nội bộ doanh nghiệp, cần thu thập các thông tin chung về tình hình của doanh nghiệp như: chiến lược, mục tiêu phát triển, tình hình đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình biến động trên thị trường…và các thông tin về tài chính kế toán như: các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán tổng hợp, chi tiết, cũng như các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ cho việc tìm ra cấu trúc nguồn vốn tối ưu cũng như cấu trúc nguồn vốn hiện tại tác động như thế nào đến hiệu quả tài chính.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)