Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 44)

Tỷ số nợ dài hạn cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay trong dài hạn. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Tỷ số này mà quá nhỏ có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác nguồn vốn, tức là gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, chiếm dụng vốn phục vụ đầu tư cho chiến lược sản xuất kinh doanh trung và dài hạn. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này chủ yếu là đi vay nguồn vốn CSH hạn chế. Bảng 2.3 sau đây trình bày cụ thể tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh hòa trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013

STT Doanh nghiệp Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TB 4 năm

1 CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên 0.289 0.358 0.393 0.385 0.356

2 Công ty TNHH Lập Quốc 0.098 0.096 0.099 0.075 0.092

3 Công ty TNHH Biên Phong 0.141 0.106 0.080 0.000 0.082

4 Công ty TNHH Vĩnh Thọ 0.107 0.082 0.001 0.100 0.073

5 Công ty CP TMDV SX Đức Lộc 0.106 0.116 0.055 0.011 0.072

6 Công ty TNHH Nguyên Ân 0.058 0.100 0.110 0.009 0.069

7 Công ty TNHH Chấn Phong 0.099 0.073 0.041 0.035 0.062

8 Công ty TNHH Trang Long 0.096 0.013 0.001 0.132 0.061

9 Công ty TNHH Phù Đổng 0.011 0.007 0.028 0.193 0.060

10 DNTN Hòa Hưng Phát 0.022 0.033 0.119 0.004 0.045

11 Cty TNHH Thiên Phú 0.036 0.019 0.013 0.084 0.038

12 Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi 0.023 0.009 0.073 0.046 0.038

13 Công ty TNHH VLXD Thiên Phúc 0.074 0.043 0.021 0.005 0.036

14 Công ty TNHH L.V 0.082 0.026 0.012 0.020 0.035

15 DNTN Bảy Hòa 0.044 0.048 0.013 0.001 0.027

16 Công ty TNHH TM DV Trí Sơn 0.006 0.005 0.070 0.020 0.025

17 DNTN Đăng Khánh 0.004 0.019 0.006 0.063 0.023

19 Công ty TNHH Đông Kinh 0.004 0.035 0.018 0.012 0.017

20 Công ty TNHH TM & VLXD Việt Anh 0.004 0.042 0.007 0.012 0.016

21 DNTN H.L 0.026 0.011 0.008 0.016 0.015 22 DNTN Hoa Mai 0.024 0.004 0.004 0.015 0.012 23 DNTN Hoàng Gia 0.016 0.015 0.004 0.007 0.011 24 DNTN TM & DV Tiến Đạt 0.017 0.011 0.009 0.004 0.010 25 Công ty TNHH Tân Thành 0.015 0.012 0.006 0.005 0.010 26 Công ty TNHH SXTM & DV Thịnh Phát 0.010 0.012 0.011 0.000 0.008 27 Công ty TNHH Phát Huy 0.005 0.020 0.005 0.002 0.008

28 Công ty TNHH Tân thế giới 0.004 0.011 0.008 0.000 0.006

29 Công ty TNHH MTV TMDV Minh Tiến 0.000 0.003 0.018 0.000 0.005

30 Công ty TNHH Phương Vân 0.000 0.019 0.000 0.000 0.005

31 DNTN Hưng ích 0.005 0.004 0.004 0.005 0.005

32 CTy TNHH thương mại và dịch vụ Trí Linh 0.007 0.003 0.001 0.005 0.004

33 Công ty TNHH TM DV Ngọc Thảo 0.007 0.004 0.004 0.000 0.004

34 Công ty TNHH thương mại Đức Tâm 0.002 0.003 0.000 0.002 0.002

35 Công ty TNHH TMDV Kim Môn 0.002 0.002 0.001 0.002 0.002

36 Công ty TNHH SXTM Ánh Kim. 0.003 0.001 0.000 0.000 0.001

37 Công ty TNHH Thương mại Vĩnh Phú 0.000 0.001 0.001 0.002 0.001

38 Công ty TNHH Tấn Thành Phát 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

39 Công ty TNHH thương mại Đông Đô 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

40 Công ty TNHH TM DV Danh Phát 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Nguồn : Báo cáo tài chính các doanh nghiệp VLXD tại Khánh Hòa 2010-2013

Qua bảng 2.3 cho thấy, sự khó khăn của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa trong hoạt động gia tăng và huy động vốn dài hạn, điều này cũng cho thấy chắc chắn rằng hoạt động tạo nguồn vốn cho chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh là rất khó khăn.

Điều này phù hợp với ngành thương mại, sử dụng vốn lưu động nhiều hơn. Nhóm thứ nhất gồm 17 Doanh nghiệp giữ được tỷ lệ này một cách hợp lý với tỷ lệ trên 23% đó là các doanh nghiệp như: CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên;

Công ty TNHH Lập Quốc; Công ty TNHH Biên Phong; Công ty TNHH Vĩnh Thọ… Điều

này thật dễ hiểu bởi vì các doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động lâu đời có quy mô tương đối lớn, khả năng huy động vốn từ các nguồn trung và dài hạn thuận lợi và ưu thế hơn các doanh nghiệp khác.

Nhóm 23 doanh nghiệp VLXD còn lại chỉ tiêu này chỉ đạt dưới 20%, thậm chí có tới 3 doanh nghiệp không còn khả năng huy động vốn và tạo nguồn vốn dài hạn như: Công ty TNHH Tấn Thành Phát; Công ty TNHH thương mại Đông Đô; Công ty TNHH TM DV Danh Phát. Đó là một thực trạng, nói lên trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược và cơ quan ban ngành quản lý đối với ngành VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa.

Thực tế của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa đã nói lên một phần nào đó về vấn đề cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tại Khánh Hòa nói riêng và các doanh nghiệp trên toàn quốc nói chung. Sau đây là một số vấn đề cơ bản thực tế về vốn và nhu cầu vốn của các DN hiện nay:

 Vốn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ càng điêu đứng hơn khi phải đối diện với những cú sốc kinh tế vài năm trở lại đây.

 Các học giả, nhà hoạch định chính sách, đại diện các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp đồng thuận rằng, khó khăn lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm ở việc tiếp cận nguồn vốn thương mại. Có 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn thương mại, đó là: Lỗ hổng thông tin, thiếu tài sản thế chấp và môi trường mở, dường như có sự liên quan mật thiết với nhau.

 Các tổ chức tín dụng không có thông tin cụ thể, xác thực về tiềm năng vay của DN. Ví dụ các tổ chức tín dụng không thể kiểm soát được việc góp vốn, đầu tư của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. Tài sản thế chấp có thể giúp khắc phục lỗ hổng thông tin nhưng thiếu tài sản thế chấp lại là lý do phổ biến của doanh nghiệp bị các tổ chức tín dụng từ chối cấp vốn, thành ra nguồn vốn cho khởi nghiệp chủ yếu là vốn tự có, hoặc từ gia đình, bạn bè.

 Ở nước ta, ngay tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chưa rõ ràng và thống nhất làm cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng bối rối khi xác định một doanh nghiệp có phải thuộc quy mô vừa và nhỏ hay không trong việc khuyến khích, thực hiện các chính sách ưu đãi các doanh nghiệp này.

DNNVV khó tiếp cận vốn chủ yếu do các nguyên nhân nội tại của DN và gặp

Nhiều rào cản thủ tục Tại Việt Nam hiện có hơn 90% DNNVV trong tổng số DN đang hoạt động, góp vai trò quan trọng trong tạo việc làm, huy động các nguồn lực xã

hội cho đầu tư phát triển và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, nhóm DN này được đánh giá là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn là yếu tố cản trở chính cho sự phát triển của DNNVV hiện nay. Tiếp cận nguồn vốn là yếu tố quyết định cho sự hình thành, phát triển và tăng trưởng của DN. Năm 2013, 65,2% DN trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn của ngân hàng, tỷ lệ này năm 2012 là 57,3%. Có 34,8% DN không có nhu cầu vay vốn, mà theo họ, nguyên nhân chính là hiện lãi suất vẫn cao, kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi do các rào cản về thủ tục và các điều kiện được vay vốn đã làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của DN.

Thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lên cao. Để giảm bớt rủi ro, các ngân hàng xem xét khắt khe và kỹ lưỡng hơn rất nhiều đối với những khoản tín dụng cấp mới, DN phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đòi hỏi, dẫn đến thời gian xem xét lâu hơn so với trước đây. Ngoài ra, bản thân các tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn trước khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nhưng nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của các DNNVV là rất lớn…

Về phía ngân hàng, lại cho rằng, các DNNVV chưa tiếp cận được nhiều với nguồn vốn một phần là do bản thân các DN. Khó khăn lớn nhất trong việc cho vay đối với DNNVV là hệ thống báo cáo tài chính chưa được các DN thực sự quan tâm nên số liệu phản ánh chưa chính xác, chưa được kiểm toán theo quy định. Vì thế các tổ chức tín dụng thiếu thông tin khi phân tích, đánh giá và thẩm định đề nghị xin vay của DNNVV, ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định cho vay cũng như chất lượng khoản vay.

Bên cạnh đó, những hạn chế trong tiếp cận thông tin, trình độ nhân lực, quản trị dẫn tới kỹ năng hoạch định, xây dựng phương án sản xuất- kinh doanh của các DNNVV thiếu tính khả thi và chưa có kế hoạch ứng phó với biến động của giá cả, thị trường… Tài sản đảm bảo của các DNNVV cũng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức tín dụng như tính pháp lý của tài sản chưa rõ ràng, tài sản không khả mãi, giá trị đảm bảo thấp…Có thể nói, khó khăn của các DNNVV bắt nguồn từ cả khía cạnh chính sách, quy định của Chính phủ, lẫn trong thực tế hoạt động của bản thân DN.

Chủ trương chung của nhà nước hiện nay vẫn là khuyến khích sự phát triển của DNNVV. Để các DN này tiếp cận được với nguồn vốn dễ dàng hơn trong thời gian tới, bên cạnh các chính sách của Chính phủ, cơ chế cho vay hoặc hỗ trợ vốn của các tổ chức tín dụng, yếu tố quyết định vẫn là sự nỗ lực của bản thân DN.

Từ thực tế giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tham gia tài chính thương mại là cần tạo điều kiện đầu tư tài chính trực tiếp mà không cần tín dụng hoặc thế chấp. Theo đó, nên khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp. Doanh nghiệp cũng mong muốn có một Quỹ Bảo lãnh tín dụng và có nhiều hơn các thiết chế tài chính khác để hỗ trợ họ. Trong đó, các thiết chế do tư nhân thành lập là rất hiệu quả và cần được khuyến khích thông qua các ưu đãi khác nhau.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)