Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 37)

Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể

kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.

Thực trạng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa được thể hiện ở yếu tố tổng nguồn vốn đi vay nhà cung cấp, đối tác, các tổ chức tín dụng và các nguồn khác. Bảng 2.1 sau đây trình bày cụ thể tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh hòa trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 2.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013.

STT Doanh nghiệp Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TB 4 năm

1 CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên 0.584 0.677 0.697 0.799 0.689 2 Công ty TNHH SXTM & DV Thịnh Phát 0.673 0.586 0.590 0.602 0.613 3 Công ty TNHH TM & VLXD Việt Anh 0.663 0.620 0.581 0.521 0.596

4 DNTN Hoa Mai 0.484 0.606 0.602 0.680 0.593

5 Công ty TNHH Trang Long 0.442 0.603 0.570 0.738 0.588 6 Công ty TNHH Biên Phong 0.718 0.541 0.589 0.455 0.576

7 DNTN Bảy Hòa 0.640 0.601 0.541 0.465 0.562

8 Công ty TNHH Nguyên Ân 0.557 0.536 0.492 0.604 0.547 9 Công ty TNHH Phương Vân 0.515 0.477 0.599 0.595 0.547 10 Công ty TNHH Sơn Hào 0.501 0.273 0.675 0.720 0.542

11 DNTN Đăng Khánh 0.623 0.401 0.556 0.564 0.536

12 DNTN Hòa Hưng Phát 0.413 0.505 0.683 0.522 0.531 13 Công ty TNHH Vĩnh Thọ 0.561 0.609 0.475 0.422 0.517 14 CTy TNHH thương mại và dịch vụ Trí Linh 0.464 0.440 0.476 0.683 0.516 15 Công ty TNHH Lập Quốc 0.471 0.442 0.583 0.550 0.512 16 Công ty CP TMDV SX Đức Lộc 0.543 0.499 0.611 0.373 0.507

17 Cty TNHH Thiên Phú 0.395 0.498 0.516 0.588 0.499

18 Công ty TNHH MTV TMDV Minh Tiến 0.445 0.603 0.381 0.549 0.494 19 Công ty TNHH Phù Đổng 0.392 0.406 0.498 0.676 0.493

20 DNTN Hoàng Gia 0.593 0.598 0.609 0.111 0.478

21 Công ty TNHH L.V 0.568 0.444 0.420 0.456 0.472

23 Công ty TNHH Đông Kinh 0.410 0.375 0.478 0.496 0.440 24 Công ty TNHH TMDV Kim Môn 0.381 0.403 0.371 0.357 0.378

25 DNTN H.L 0.359 0.305 0.317 0.399 0.345 26 Công ty TNHH Phát Huy 0.366 0.352 0.298 0.310 0.332 27 Công ty TNHH Tấn Thành Phát 0.219 0.356 0.254 0.464 0.323 28 Công ty TNHH TM DV Danh Phát 0.319 0.290 0.355 0.304 0.317 29 DNTN TM & DV Tiến Đạt 0.294 0.314 0.410 0.226 0.311 30 Công ty TNHH Tân Thành 0.164 0.286 0.307 0.402 0.290 31 Công ty TNHH VLXD Thiên Phúc 0.276 0.196 0.161 0.430 0.265 32 Công ty TNHH Tân thế giới 0.303 0.235 0.293 0.204 0.259 33 Công ty TNHH Chấn Phong 0.402 0.256 0.176 0.141 0.244 34 Công ty TNHH Thương mại Vĩnh Phú 0.223 0.253 0.240 0.228 0.236 35 Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi 0.187 0.086 0.113 0.438 0.206

36 DNTN Hưng ích 0.100 0.099 0.113 0.509 0.205

37 Công ty TNHH thương mại Đông Đô 0.215 0.171 0.211 0.215 0.203 38 Công ty TNHH TM DV Ngọc Thảo 0.198 0.123 0.103 0.095 0.130 39 Công ty TNHH thương mại Đức Tâm 0.071 0.121 0.072 0.158 0.106 40 Công ty TNHH SXTM Ánh Kim. 0.104 0.092 0.092 0.106 0.098

Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp VLXD tại Khánh Hòa 2010-2013

Qua bảng 2.1 cho thấy,

Nhóm đầu tiên là 16 doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản trung bình cao nhất trong tổng số doanh nghiệp được nghiên cứu (chiếm 40% trong tổng số doanh nghiệp VLXD điều tra) có mức trung bình lần lượt là: CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên (68,9%); Công ty TNHH SXTM & DV Thịnh Phát (61,3%); Công ty TNHH TM & VLXD Việt Anh (59,6%);... Các doanh nghiệp được nêu ở trên có thể nói đang có những giải pháp huy động và sử dụng vốn chiếm dụng hiệu quả. Qua quá trình quản lý điều tra nắm thông tin về các doanh nghiệp này được biết doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, nguyên nhân tỷ lệ này cao là do doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn bằng khoản đi vay phục vụ mở rộng kinh doanh, để tăng doanh thu, lợi nhuận vì có các hợp đồng cung cấp phục vụ cho các dự án xây dựng lớn như: Khu đô thị biển An Viên (Vinpearl); Tổ hợp TTTM và Khách sạn Hoàn Cầu Nha Trang tại 20 Trần Phú

và xã Phước Đồng; Best Western Premier Havana tại 38 Trần Phú; The Costa Nha Trang tại 32 - 34 Trần Phú; Star City Nha Trang tại 72 Trần Phú; The Palace Nha Trang tại 09 Yersin; Green Hotel tại 44 Nguyễn Thị Minh Khai; Galina Hotel & Spa tại 05 Hùng Vương; Khatoco Liberty tại 07 Biệt Thự; 3 cao ốc TTTM và Khách sạn Mường Thanh Nha Trang…

Nhóm thứ 2 có tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản từ 30% đến 50% có 13 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 33% trên tổng số doanh nghiệp). Nhìn chung nhóm doanh nghiệp này đã và đang cố gắng nỗ lực huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên hiệu quả công tác này vẫn chưa cao dẫn đến tình trạng khát vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Nhóm doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp có tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản dưới 30% có 11 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 28% trên tổng số doanh nghiệp). Các doanh nghiệp này yếu kém về công tác huy động vốn và sử dụng vốn chiếm dụng. Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, một số doanh nghiệp khát vốn để tái cấu trúc doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều đối tác, nhà cung cấp đều thận trọng và lựa chọn phương án an toàn, trong khi đó các tổ chức tín dụng từ chối các khoản vay, vì sợ rủi ro khiến doanh nghiệp khó khăn tiếp cận nguồn vốn, một số doanh nghiệp phải bán tài sản cố định, đốc thúc thu hồi công nợ để đảm bảo nguồn vốn SXKD. Những doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa điển hình lâm vào tình trạng này có thể kể đến như: Công ty TNHH Tân Thành; Công ty TNHH VLXD Thiên Phúc; Công ty TNHH Tân thế giới; Công ty TNHH Chấn Phong; Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú; Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi; DNTN Hưng Ích; Công ty TNHH thương mại Đức Tâm; Công ty TNHH SXTM Ánh Kim. Những doanh nghiệp này có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản dưới 30%, dẫn đến tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này là không cao thực tế Quý 1/2014 các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Chấn Phong; Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú; Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi phải xin tạm ngừng hoạt động.

Qua phân tích thực trạng trên cho thấy cơ quan quản lý nhà nước tại Khánh Hòa cần có những giải pháp để doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ kinh doanh, thúc đẩy các dự án liên quan đến các tổ hợp khách sạn, khu

đô thị mới, khu công nghiệp, thực hiện cải tạo cơ sở hạ tầng thi công triển khai sớm không để tình trạng dự án treo, mở rộng hợp tác đầu tư, trợ giúp doanh nghiệp tìm kiếm hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường, hỗ trợ về thuế, chính sách về đất đai...

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)