Tính toán cấu trúc vốn tối ưu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 76)

Như lý luận ở các mục trên. Để tìm được cấu trúc vốn tối ưu ta sẽ tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa.

WACC = ( wD x rD* ) + (wP x rP) + (wE x rE ).

Trong đó:

- wD: tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng nợ vay dài hạn trong cấu trúc vốn. - wP: tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn. - wE : tỷ lệ % nguồn tài trợ bằng cổ phần thường trong cấu trúc vốn. - rD*: chi phí sử dụng vốn vay dài hạn.

- rP : chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi. Với: wD + wP + wE = 1

Khi một doanh nghiệp vay nợ, thì doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế của tấm chắn thuế từ nợ vay nhờ vào quy định lãi vay được phép khấu trừ vào trong lợi tức chịu thuế, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ thì sẽ

được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Bên cạnh đó, trong hai nguồn tài trợ là nợ và vốn cổ phần thì do lợi ích do tấm chắn thuế mà nợ mang lại nên ta có:

Chi phí sử dụng nợ < chi phí vay cổ phần  rD* < rP, rE (rNE). Mà: WACC = ( wD x rD*) + (wP x rP) + (wE x rE hoặc rNE).

Như vậy nếu: tỉ lệ nợ trong cấu trúc vốn wD càng lớn thì chi phí sử dụng vốn bình quân WACC sẽ giảm  Nợ tỷ lệ nghịch với chi phí sử dụng vốn bình quân. Tuy nhiên khi vay càng nhiều nợ thì sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của là chắn thuế từ nợ vay (PV của tấm chắn thuế). Như vậy, khi ta sử dụng nợ vượt quá một giới hạn nào đó thì tác động của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân gia tăng lên. Như vậy, chúng ta chỉ nên vay nợ đến 1 giới hạn tỉ lệ nợ tối ưu nào đó nếu không thì chi phí sử dụng vốn bình quân sẽ gia tăng (do tác động gia tăng của chi phí kiệt quệ tài chính).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 76)