Kiểm định mô hình hồi quy giải thích cho biến tổng nợ/tổng tài sản

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 68)

2.3.3.1. Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là TD

Bảng 2.13. Uớc lượng mô hình hồi quy giải thích tổng nợ trên tổng tài sản các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa

Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic Prob.

ROA -0.278380 0.104423 -2.665902 0.0085*** SIZE 0.047675 0.022378 2.130430 0.0347** LIQ -0.085315 0.004948 -17.24228 0.0000*** GROWTH 0.110578 0.064372 1.717800 0.0879* TANG -0.253118 0.111595 -2.268186 0.0247** TAX 0.194755 0.077468 2.514005 0.0130** UNIQ 0.157357 0.074040 2.125288 0.0352** C 0.440368 0.072882 6.042238 0.0000***

Các thông số của mô hình

Tổng quan sát 160 Hệ số xác định (R2) 0.745869 Hệ số xác định điều chỉnh (R2 điều chỉnh) 0.734166 Thống kê F 63.73103 Prob(F-statistic) 0.0000*** Thống kê Durbin-Watson 1.103328

Ghi chú: Kết quả chạy từ phần mềm EVIEW. (***) có ý nghĩa 1%, (**) có ý nghĩa 5%, (*) có ý nghĩa 10%.

 Hệ số xác định R2 là 0.745869. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TD), các biến độc lập giải thích được khoảng 74,59% sự thay đổi của cấu trúc vốn.

 Thống kê F có giá trị là 63.73103 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Các biến đưa vào phù hợp để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến mô hình hồi quy (Xem thêm phụ lục số 3).

 Kết quả kiểm định BG các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (xem phụ lục số 5) cho thấy: Prob. Chi-Square (1) = 0.0705. Giá trị p-value này lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05, vậy bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.

2.3.3.2. Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là STD

Bảng 2.14. Uớc lượng mô hình hồi quy giải thích nợ ngắn hạn trên tổng tài sản các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa

Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic Prob.

ROA -0.250989 0.100500 -2.497407 0.0136** SIZE 0.027708 0.021537 1.286500 0.2002 LIQ -0.073453 0.004762 -15.42451 0.0000*** GROWTH 0.184114 0.061953 2.971808 0.0034*** TANG -0.370978 0.107403 -3.454075 0.0007*** TAX 0.273984 0.074558 3.674783 0.0003*** UNIQ 0.171038 0.071259 2.400231 0.0176** C 0.387618 0.070144 5.526054 0.0000***

Các thông số của mô hình

Tổng quan sát 160 Hệ số xác định (R2) 0.718707 Hệ số xác định điều chỉnh (R2 điều chỉnh) 0.705752 Thống kê F 55.48019 Prob(F-statistic) 0.0000*** Thống kê Durbin-Watson 1.173444

Ghi chú: Kết quả chạy từ phần mềm EVIEW. (***) có ý nghĩa 1%, (**) có ý nghĩa 5%, (*) có ý nghĩa 10%.

 Hệ số xác định R2 là 0.718707. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD), các biến độc lập giải thích được khoảng 71,87% sự thay đổi của cấu trúc vốn.

 Thống kê F có giá trị là 55.48019 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Các biến đưa vào phù hợp để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến mô hình hồi quy (Xem thêm phụ lục số 6).

 Kết quả kiểm định BG các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (xem phụ lục số 8) cho thấy: Prob. Chi-Square (1) = 0.1020. Giá trị p-value này lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05, vậy bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất.

2.3.3.3. Ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là LTD

Bảng 2.15. Uớc lượng mô hình hồi quy giải thích nợ dài hạn trên tổng tài sản các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa

Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn t-Statistic Prob.

ROA -0.025218 0.065165 -0.386981 0.6993 SIZE 0.020095 0.013965 1.438979 0.1522 LIQ -0.011807 0.003088 -3.823846 0.0002*** GROWTH -0.069018 0.040171 -1.718079 0.0878* TANG 0.122876 0.069641 1.764419 0.0797* TAX -0.076604 0.048344 -1.584544 0.1151 UNIQ -0.012768 0.046205 -0.276323 0.7827 C 0.050214 0.045482 1.104040 0.2713

Các thông số của mô hình

Tổng quan sát 160 Hệ số xác định (R2) 0.182502 Hệ số xác định điều chỉnh (R2 điều chỉnh) 0.144854 Thống kê F 4.847597 Prob(F-statistic) 0.00005*** Thống kê Durbin-Watson 0.712668

Ghi chú: Kết quả chạy từ phần mềm EVIEW. (***) có ý nghĩa 1%, (**) có ý nghĩa 5%, (*) có ý nghĩa 10%.

 Hệ số xác định R2 là 0.182502. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD), các biến độc lập giải thích được khoảng 18,25% sự thay đổi của cấu trúc vốn.

 Thống kê F có giá trị là 4.847597 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thuyết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Các biến đưa vào phù hợp để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến mô hình hồi quy (Xem thêm phụ lục số 9).

 Kết quả kiểm định BG các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (xem phụ lục số 11) cho thấy: Prob. Chi-Square (1) = 0.0000. Giá trị p-value này nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05, vậy bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Tuy nhiên do đặc điểm nợ dài hạn của các DN VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nợ và trong tổng tài sản, cũng như biến động tỷ lệ thấp nên mô hình các nhân tố không có ý nghĩa giải thích sự biến động tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Bảng 2.16 : So sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết (mô hình tổng nợ) Biến độc lập Giả thuyết Kết quả

Khả năng sinh lời (–) (–)

Quy mô doanh nghiệp (+) (+)

Tính thanh khoản (–) (–)

Cơ hội tăng trưởng (–) (+)

TSCĐ hữu hình (+) (-)

Thuế TNDN (+) (+)

Đặc thù sản phẩm DN (–) (+)

Qua phân tích trình bày kết quả chạy mô hình, kiểm định mối quan hệ giữa các biến giải thích với tổng nợ trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài

hạn trên tổng tài sản. Trong đó các biến GROWTH, LIQ, ROA, TANG, SIZE, TAX, UNIQ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5%.

Tính thanh khoản (LIQ) của doanh nghiệp VLXD tỷ lệ nghịch (-) với tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản nhưng không có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản. Như vậy, các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao sẽ ít sử dụng nợ vay vì các tài sản có tính thanh khoản cao đã tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời (ROA) của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch (-) với tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản và tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Như vậy, các DN có ROA cao sẽ ít vay vì đã sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm riêng của doanh nghiệp (UNIQ) tỉ lệ thuận với tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản nhưng lại tỉ lệ nghịch với tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Tuy nhiên, UNIQ chỉ có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

Như vậy, các DNVLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa có giá trị tài sản cố định hữu hình nhiều thì thường sẽ sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản này, nhận thấy tính thanh khoản (LIQ) và tỉ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) có tác động lớn nhất đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Trong khi đó, tốc độ phát triển (GROWTH) và thuế phải nộp (TAX) có tác động ít đến đòn bẩy tài chính. Từ biểu đồ ta cũng nhận thấy hai nhân tố GROWTH và UNIQ có các tác động tỷ lệ thuận đến các tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nghịch đến tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

GROWTH: Tốc độ tăng trưởng có tác động mạnh nhất đối với tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tức là các doanh nghiệp có tỉ lệ phát triển cao thì sẽ dễ dàng vay nợ vì các chủ nợ tin vào triển vọng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đang phát triển, doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và các cổ đông cũng không muốn chia sẻ phần lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp nên khuynh hướng huy động vốn của cổ đông sẽ vẫn được ưu tiên.

LIQ: Tính thanh khoản có tác động trái chiều với đòn bẩy tài chính, khi doanh nghiệp có dồi dào tài chính, DN VLXD có khuynh hướng giảm nợ vay và tăng vốn

bằng việc phát hành cổ phiếu huy động vốn. Mặc dù, với sự thanh khoản cao các doanh nghiệp có thể được các chủ nợ chấp nhận cho vay. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn không tận dụng lợi thế này để thương thảo các điều khoản vay nợ, có thể do lãi suất vay thời điểm này quá cao.

ROA: Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, các doanh nghiệp càng giảm các khoản nợ. Cũng như nhân tố LIQ, đáng lẽ với một tỉ lệ ROA các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay nợ từ các chủ nợ, nhưng có thể thấy rằng đa phần các doanh nghiệp có tỷ lệ ROA cao lại giảm nợ vay. Có thể rằng với khoản lợi nhuận cao đảm bảo có thể đủ để doanh nghiệp hoạt động mà không cần vay thêm. TANG: Tỉ lệ TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản có tác động tỉ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, tuy sự tác động này không mạnh nhưng cũng có thể thấy rằng các doanh nghiệp khi có tỉ nợ TSCĐ hữu hình cao thì sẽ là lợi thế trong việc vay nợ hay khi cần tăng TSCĐ hữu hình các doanh nghiệp sẽ đi vay để tài trợ cho khoản đầu tư này. Tuy nhiên, vì có thể trong năm giai đoạn 2010-2013 các ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong xét duyệt các khoản vay khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nên các doanh nghiệp đã không ưu tiên nhiều cho việc vay nợ. SIZE: Với một quy mô lớn, độ rủi ro doanh nghiệp sẽ giảm, các ngân hàng hay nhà cung cấp sẽ yên tâm để cho doanh nghiệp vay. Tuy nhiên, với quy mô vốn lớn, doanh nghiệp cũng có nhiều tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nên tỉ lệ nợ trên tổng tài sản cũng sẽ không cao.

TAX: Số thuế phải nộp cao khi doanh nghiệp ít sử dụng nợ vay. Có thể hiểu rằng do các doanh nghiệp không lợi dụng tấm chắn thuế nên doanh nghiệp phải nộp nhiều tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010- 2013 đã giảm việc đi vay vì lãi suất quá cao, các DN đã đánh đổi lợi ích của tấm chắn thuế bằng việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vay nợ với lãi suất cao thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng lên, làm giảm lợi nhuận trước thuế. Nếu doanh nghiệp không vay nợ thì khoản lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lên nhưng phải nộp một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Với tỉ lệ lãi suất có lúc cao nhất lên đến 21% trong khi nhiều doanh nghiệp chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức lãi suất này. Khi các doanh nghiệp chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức lãi suất cho vay do chính sách giãn giảm thuế TNDN (Được giảm 30% số thuế TNDN Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày

13/01/2009 của Bộ Tài chính; được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 theo Nghị quyết số 08/2011/QH13; được giảm 30% số thuế TNDN phải Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân; DN có tổng doanh thu năm 2012 không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20% kể từ ngày 1/7/2013 theo hướng dẫn tại Thông tư số 141/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính) trong giai đoạn nghiên cứu.

UNIQ: Tỉ lệ giá vốn trên doanh thu thuần thể hiện một đặc điểm riêng của ngành. Thông thường UNIQ của các doanh nghiệp trong cùng ngành thì sẽ tương đương nhau. Đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ giá vốn cao thì mức lợi nhuận gộp sẽ thấp, doanh nghiệp sẽ khó huy động vốn từ các nhà đầu tư, khi mà tỉ lệ nhuận thấp hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, với các khoản tài trợ dài hạn, các doanh nghiệp có tỷ lệ UNIQ cao sẽ huy động vốn từ cổ đông hơn là vay nợ dài hạn vì có thể với đặc điểm riêng của ngành cần nhiều đầu tư cho nghiên cứu phát triển nên doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có.

Tóm lại, các nhân tố trên có những nhân tố có tác động đến đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp giống như lý thuyết trật tự phân hạng như: ROA, TAX, SIZE. Tuy nhiên, các nhân tố như GROWTH, TANG, UNIQ lại có tác động trái chiều so với lý thuyết trật tự phân hạng. Bên cạnh đó, nhân tố LIQ theo lý thuyết có tác động đôi khi cùng chiều hay trái chiều đối với đòn bẩy tài chính, nhưng theo phân tích thì LIQ chỉ có tác động nghịch với đòn bẩy tài chính. Nhân tố UNIQ theo lý thuyết sẽ có tác động nghịch đối với đòn bẩy tài chính nhưng trong thực tế của 40 doanh nghiệp thì UNIQ có tác động tỉ lệ thuận với tỉ lệ nợ trên tổng tài sản, tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tác động nghịch đối với tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản.

* TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2, áp dụng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, mô hình quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp đã được trình bày trong chương 1 nghiên cứu và tìm ra được:

Đặc điểm cấu trúc tài chính của các DN kinh doanh VLXD tại Khánh Hòa là: Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp càng cao, các doanh nghiệp càng giảm các khoản nợ vay. Cũng như nhân tố tính thanh khoản LIQ, đáng lẽ với một tỉ lệ ROA các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay nợ từ các chủ nợ, nhưng có thể

thấy rằng đa phần các doanh nghiệp có tỷ lệ ROA cao lại giảm nợ vay. Có thể rằng với khoản lợi nhuận cao giữ lại đảm bảo có thể đủ để tài trợ các hoạt động mà doanh nghiệp không cần vay thêm.

Số thuế phải nộp cao khi doanh nghiệp ít sử dụng nợ vay. Có thể hiểu rằng do các doanh nghiệp không lợi dụng tấm chắn thuế nên doanh nghiệp phải nộp nhiều tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2013 đã giảm việc đi vay vì lãi suất quá cao, các DN đã đánh đổi lợi ích của tấm chắn thuế bằng việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vay nợ với lãi suất cao thì chi phí hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng lên, làm giảm lợi nhuận trước thuế. Nếu doanh nghiệp không vay nợ thì khoản lợi nhuận trước thuế sẽ tăng lên nhưng phải nộp một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Với LS huy động VND tăng cao khiến LS cho vay không chỉ giữ ở mức 20- 23%/ năm như thống kê từ NHNN mà có thể đã vượt cao hơn. LS cho vay cao làm các ngân hàng ở vào thế tiến thoái lưỡng nan bởi các DN cần vốn thì lại khó tiếp cận vì LS cho vay quá cao, “Cuộc đua” ngầm về LS đẩy nguồn vốn huy động chạy quẩn trong hệ thống, kéo LS cho vay leo thang khiến DN thiệt hại và phải hạn chế vay để sản xuất kinh doanh (SXKD)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)