Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn (Trade-off theory, TOT)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 25)

Mô hình MM giả định tiền lãi mong đợi hàng năm không đổi nên giá trị DN là như nhau bất chấp cấu trúc vốn. Nếu thực tế tiền lãi mong đợi đang ở chiều hướng đi xuống thì việc sử dụng nợ sẽ có tác động ngược lại và có thể dẫn DN đến chỗ phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của DN do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977). Chi phí đó gọi là chi phí khánh tận tài chính. Các chi phí khánh tận tài chính cao hơn cho thấy nhiều vốn cổ phần hơn trong cấu trúc vốn.

Thuyết chi phí trung gian cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1986). Nợ nhiều có thể dẫn đến ký quỹ tài sản và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và trái chủ (Fama và Miller, 1972; Jensen và Meckling, 1976). Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, mâu thuẫn phát sinh người quản lý sở hữu ít hơn 100% VCSH. Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không mong muốn. Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và trái chủ phát sinh khi lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do TNHH của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các DN phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của DN.

Đòn cân nợ (D/E) Đòn cân nợ tối ưu

(D/E)*

Giá trị DN không sử dụng nợ Giá trị thị trường của DN sử dụng nợ với thuế,

chi phí khánh tận tài chính & chi phí trung gian Giá trị thị trường của DN sử dụng nợ với thuế

Hiện giá của tấm chắn thuế (TD) V0

Hiện giá của chi phí khánh tận tài chính và

chi phí trung gian Giá trị của DN

V

Sử dụng kết quả của mô hình MM với việc bổ sung thêm các chi phí trung gian và chi phí khánh tận tài chính trong quá trình vay nợ, các khoản chi phí này làm cản trở quá trình vay nợ của DN. Bổ sung thêm yếu tố chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian, giá trị của DN được xác định theo công thức sau:

Giá trị thị trường của DN có sử dụng nợ = Giá trị thị trường của DN không sử dụng nợ + Hiện giá (tấm chắn thuế) –

Hiện giá (chi phí khánh tận tài chính

& trung gian)

Hình 1.1. Giá trị thị trường của DN có sử dụng nợ

Hình 1.1 trên đây cho thấy sự đánh đổi giữa lợi ích của tấm chắn thuế và chi phí khánh tận tài chính, chi phí trung gian để ấn định cấu trúc tài chính tối ưu cho DN và hình thành lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu (Trade-off theory). Tóm lại, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian vào mô hình MM (1963) đã dẫn đến lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu cho DN.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa (Trang 25)