1.4.5.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nguyễn Trọng Hoài (2010), Trần Hùng Sơn (2011), Một vấn đề thường gặp phải trong việc ước lượng mô hình hồi quy bội đó là đa cộng tuyến (multicollinearity). Nếu tồn tại đa cộng tuyến sẽ làm cho kết quả ước lượng không còn chính xác. Để phát hiện vấn đề đa cộng tuyến, quy tắc kiểm định là khi hệ số nhân tử phóng đại phương sai – VIF (variance – inflating factor) > 10 hoặc hệ số tương quan giữa các biến độc lập > 0,8 (Gujarati, 2004) thì mức độ đa cộng tuyến được xem là cao. Hệ số nhân tử phóng đại phương sai được xác định theo công thức: VIFj = 1/(1-R2j). Trong đó, R2j là hệ số xác định của mô hình hồi qui phụ Xj theo các biến độc lập khác.
1.4.5.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Wald Test)
Xét hai mô hình sau:
Mô hình không giới hạn:
(U): U = β1 + β2X2 + ...+ βmXm + βm+1Xm+1 + ...+ βkXk + u Mô hình giới hạn:
(V): V = β1 + β2X2 + ...+ βmXm + v Giả thuyết kiểm định:
hoàn toàn không giải thích được cho biến phụ thuộc). H1 : Có ít nhất một βj ≠ 0
Sử dụng trị thống kê kiểm định đối với giả thiết này là: [RSSR - RSSU] / (K - m) FC =
RSSU /(n - k) Trong đó:
RSSR(hay ESS): Tổng bình phương phần dư ei của mô hình giới hạn. RSSU: Tổng bình phương phần dư ei của mô hình không giới hạn.
Nguyên tắc ra quyết định: Bác bỏ giả thiết H0 nếu Fc > F(K-m, n-K,α) là trị số Ftra bảng, điều đó có nghĩa mô hình trên là phù hợp. Hoặc có thể dùng tiêu chuẩn so sánh giá trị của thống kê p-value = p (F > F0) < α (nhỏ hơn mức ý nghĩa cho trước).
1.4.5.3. Kiểm định phương sai thay đổi (White Test)
Nếu mô hình có phương sai thay đổi thì hệ số ước lượng có thể bị sai lệch. Do đó cần kiểm định phương sai thay đổi. Minh họa với trường hợp 3 biến, trường hợp k biến được tổng quát hóa tương tự. Xét mô hình:
Y = β1 + β2X2i + β3X3i + U
Bước 1: Trước tiên ước lượng phương trình trên để tính các phần dư ei Bước 2: Ta thực hiện hồi quy mô hình phụ dưới dạng sau:
ei2 12 X2i3 X3i4 (X2i ) 25 (X3i ) 26 X2i X3i Vi
Bước 3: Tính trị thống kê kiểm định nR2, với n là số quan sát của mẫu, R2 là hệ số xác định bội của mô hình phụ.
Bước 4: Từ giả thiết H0: α2 = α3 = α4 = α5 = α6 = 0 (Không có hiện tượng phương sai thay đổi).
Bước 5: Kiểm tra nR2>α2 (df) ta bác bỏ giả thiết H0. Nghĩa là có hiện tượng phương sai thay đổi (df là bậc tự do, tức là thông số hồi quy m của mô hình phụ không tính hằng số C ở bước 2).
1.4.5.4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Breusch – Godfrey (BG).
Nếu mô hình có hiện tượng tự tương quan thì hệ số ước lượng có thể bị sai lệch. Do đó cần kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Xét mô hình hồi quy gốc có dạng: Yi = a + bXi + Ui
Giả sử trong mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc p, ký hiệu AR(p), tức là các phần dư được biểu diễn dưới dạng sau:
Ui 11Ui12Ui23Ui3 ... pUipi
Với εi thõa mãn các giả thiết OLS. Ta có giả thiết kiểm định như sau:
H0 : 123 ... p 0 (mô hình Ui là không tồn tại và mô hình hồi quy gốc
không xảy ra hiện tượng tự tương quan). Quy trình kiểm định thực hiện như sau:
Bước 1: Ước lượng mô hình hồi quy gốc để tính các phần dư ei Bước 2: ei Xi 1ei1 2ei2 ...peip Vi và tính R2(1c)
Bước 3: So sánh nếu (n-p) R2(1c) > xα2(p) thì bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là mô hình gốc có hiện tượng tự tương quan bậc p.
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày những vấn đề lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn, cấu trúc vốn tối ưu, các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn. Tổng quan các lý thuyết của Franco Modigliani và Merton Miller (MM), lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn, lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ và các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn cũng đã được trình bày. Từ tổng quan các lý thuyết và các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm, tác giả luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa. Bên cạnh đó, trong chương 1, tác giả cũng trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình. Mô hình lý thuyết này sẽ được kiểm định trong chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DN VLXD TRÊN ĐỊA BÀN TẠI KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
2.1. Tổng quan các DN VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa
Trong nền kinh tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể như:
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Tính đến 31/12/2013 tại Khánh Hòa:
- Tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chỉ tính DN kinh doanh Thương mại không tính DN Sản xuất và kinh doanh) hiện đang kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa tính đến 31/12/ 2013 là 109 Doanh nghiệp; với số vốn Đăng ký kinh doanh là: 250.986.160.000 đồng.
Trong đó:
Công ty Cổ phần là 2 Công ty; Công ty TNHH là 69 Công ty;
Doanh nghiệp tư nhân là 38 Doanh nghiệp.
- Tổng Doanh thu năm 2013 là:1.168.138.875.000 đồng; Tổng số thuế đóng góp năm 2013 là 6.391.928.000 đồng.
- Để phân tích thực trạng cấu trúc vốn các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa, luận văn sử dụng số liệu dựa trên các báo cáo tài chính của 40 doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa trên tổng thể 67 doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại Khánh Hòa hoạt động ổn định liên tục từ năm 2010 đến năm 2013 được thu thập từ việc kết xuất cơ sở dữ liệu từ phần mềm Hệ thống cơ sở dữ liệu Báo cáo Tài chính doanh nghiệp của ngành thuế phiên bản 3.0. Việc lựa chọn 40 doanh nghiệp này là vì luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu các doanh nghiệp có BCTC không có sự sai sót về lỗi định danh, lỗi số học chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số tiêu thụ.
Từ những cơ sở lý luận về cấu trúc vốn được trình bày trong chương 1, luận văn tập trung phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Để phân tích cấu trúc vốn của các doanh nghiệp như đã nêu ở chương 1 cần sử dụng các chỉ tiêu sẽ được phân tích lần lượt ở các mục dưới đây.
2.2. Thực trạng về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013 các DN VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013
2.2.1. Thực trạng về cấu trúc vốn của các DN VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013 giai đoạn 2010-2013
2.2.1.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TD)
Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Thông thường các chủ nợ muốn tỷ số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Tỷ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Để có nhận xét đúng đắn về tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các tỷ số khác, nhưng nếu tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể
kết luận trong tương lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành kinh doanh, sản xuất.
Thực trạng về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa được thể hiện ở yếu tố tổng nguồn vốn đi vay nhà cung cấp, đối tác, các tổ chức tín dụng và các nguồn khác. Bảng 2.1 sau đây trình bày cụ thể tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh hòa trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 2.1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa giai đoạn 2010-2013.
STT Doanh nghiệp Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TB 4 năm
1 CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên 0.584 0.677 0.697 0.799 0.689 2 Công ty TNHH SXTM & DV Thịnh Phát 0.673 0.586 0.590 0.602 0.613 3 Công ty TNHH TM & VLXD Việt Anh 0.663 0.620 0.581 0.521 0.596
4 DNTN Hoa Mai 0.484 0.606 0.602 0.680 0.593
5 Công ty TNHH Trang Long 0.442 0.603 0.570 0.738 0.588 6 Công ty TNHH Biên Phong 0.718 0.541 0.589 0.455 0.576
7 DNTN Bảy Hòa 0.640 0.601 0.541 0.465 0.562
8 Công ty TNHH Nguyên Ân 0.557 0.536 0.492 0.604 0.547 9 Công ty TNHH Phương Vân 0.515 0.477 0.599 0.595 0.547 10 Công ty TNHH Sơn Hào 0.501 0.273 0.675 0.720 0.542
11 DNTN Đăng Khánh 0.623 0.401 0.556 0.564 0.536
12 DNTN Hòa Hưng Phát 0.413 0.505 0.683 0.522 0.531 13 Công ty TNHH Vĩnh Thọ 0.561 0.609 0.475 0.422 0.517 14 CTy TNHH thương mại và dịch vụ Trí Linh 0.464 0.440 0.476 0.683 0.516 15 Công ty TNHH Lập Quốc 0.471 0.442 0.583 0.550 0.512 16 Công ty CP TMDV SX Đức Lộc 0.543 0.499 0.611 0.373 0.507
17 Cty TNHH Thiên Phú 0.395 0.498 0.516 0.588 0.499
18 Công ty TNHH MTV TMDV Minh Tiến 0.445 0.603 0.381 0.549 0.494 19 Công ty TNHH Phù Đổng 0.392 0.406 0.498 0.676 0.493
20 DNTN Hoàng Gia 0.593 0.598 0.609 0.111 0.478
21 Công ty TNHH L.V 0.568 0.444 0.420 0.456 0.472
23 Công ty TNHH Đông Kinh 0.410 0.375 0.478 0.496 0.440 24 Công ty TNHH TMDV Kim Môn 0.381 0.403 0.371 0.357 0.378
25 DNTN H.L 0.359 0.305 0.317 0.399 0.345 26 Công ty TNHH Phát Huy 0.366 0.352 0.298 0.310 0.332 27 Công ty TNHH Tấn Thành Phát 0.219 0.356 0.254 0.464 0.323 28 Công ty TNHH TM DV Danh Phát 0.319 0.290 0.355 0.304 0.317 29 DNTN TM & DV Tiến Đạt 0.294 0.314 0.410 0.226 0.311 30 Công ty TNHH Tân Thành 0.164 0.286 0.307 0.402 0.290 31 Công ty TNHH VLXD Thiên Phúc 0.276 0.196 0.161 0.430 0.265 32 Công ty TNHH Tân thế giới 0.303 0.235 0.293 0.204 0.259 33 Công ty TNHH Chấn Phong 0.402 0.256 0.176 0.141 0.244 34 Công ty TNHH Thương mại Vĩnh Phú 0.223 0.253 0.240 0.228 0.236 35 Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi 0.187 0.086 0.113 0.438 0.206
36 DNTN Hưng ích 0.100 0.099 0.113 0.509 0.205
37 Công ty TNHH thương mại Đông Đô 0.215 0.171 0.211 0.215 0.203 38 Công ty TNHH TM DV Ngọc Thảo 0.198 0.123 0.103 0.095 0.130 39 Công ty TNHH thương mại Đức Tâm 0.071 0.121 0.072 0.158 0.106 40 Công ty TNHH SXTM Ánh Kim. 0.104 0.092 0.092 0.106 0.098
Nguồn: Báo cáo tài chính các doanh nghiệp VLXD tại Khánh Hòa 2010-2013
Qua bảng 2.1 cho thấy,
Nhóm đầu tiên là 16 doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản trung bình cao nhất trong tổng số doanh nghiệp được nghiên cứu (chiếm 40% trong tổng số doanh nghiệp VLXD điều tra) có mức trung bình lần lượt là: CTCP Xi Măng Miền Trung Tây Nguyên (68,9%); Công ty TNHH SXTM & DV Thịnh Phát (61,3%); Công ty TNHH TM & VLXD Việt Anh (59,6%);... Các doanh nghiệp được nêu ở trên có thể nói đang có những giải pháp huy động và sử dụng vốn chiếm dụng hiệu quả. Qua quá trình quản lý điều tra nắm thông tin về các doanh nghiệp này được biết doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, nguyên nhân tỷ lệ này cao là do doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn bằng khoản đi vay phục vụ mở rộng kinh doanh, để tăng doanh thu, lợi nhuận vì có các hợp đồng cung cấp phục vụ cho các dự án xây dựng lớn như: Khu đô thị biển An Viên (Vinpearl); Tổ hợp TTTM và Khách sạn Hoàn Cầu Nha Trang tại 20 Trần Phú
và xã Phước Đồng; Best Western Premier Havana tại 38 Trần Phú; The Costa Nha Trang tại 32 - 34 Trần Phú; Star City Nha Trang tại 72 Trần Phú; The Palace Nha Trang tại 09 Yersin; Green Hotel tại 44 Nguyễn Thị Minh Khai; Galina Hotel & Spa tại 05 Hùng Vương; Khatoco Liberty tại 07 Biệt Thự; 3 cao ốc TTTM và Khách sạn Mường Thanh Nha Trang…
Nhóm thứ 2 có tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản từ 30% đến 50% có 13 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 33% trên tổng số doanh nghiệp). Nhìn chung nhóm doanh nghiệp này đã và đang cố gắng nỗ lực huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tuy nhiên hiệu quả công tác này vẫn chưa cao dẫn đến tình trạng khát vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Nhóm doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp có tỷ trọng tổng nợ trên tổng tài sản dưới 30% có 11 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 28% trên tổng số doanh nghiệp). Các doanh nghiệp này yếu kém về công tác huy động vốn và sử dụng vốn chiếm dụng. Bên cạnh đó nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, một số doanh nghiệp khát vốn để tái cấu trúc doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều đối tác, nhà cung cấp đều thận trọng và lựa chọn phương án an toàn, trong khi đó các tổ chức tín dụng từ chối các khoản vay, vì sợ rủi ro khiến doanh nghiệp khó khăn tiếp cận nguồn vốn, một số doanh nghiệp phải bán tài sản cố định, đốc thúc thu hồi công nợ để đảm bảo nguồn vốn SXKD. Những doanh nghiệp VLXD trên địa bàn tại Khánh Hòa điển hình lâm vào tình trạng này có thể kể đến như: Công ty TNHH Tân Thành; Công ty TNHH VLXD Thiên Phúc; Công ty TNHH Tân thế giới; Công ty TNHH Chấn Phong; Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú; Công ty TNHH TM-XNK Sơn Chi; DNTN Hưng Ích; Công ty TNHH thương mại Đức Tâm; Công ty TNHH SXTM Ánh Kim. Những doanh nghiệp này có tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản dưới 30%, dẫn đến tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp này là không cao thực tế Quý 1/2014 các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Chấn Phong; Công ty TNHH thương mại Vĩnh Phú; Công ty