Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí phản ánh các yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy định trong bản mô tả công việc. Đó chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động.
Cán bộ phụ trách ĐGTHCV họp bàn với Lãnh đạo Công ty, cùng những góp ý của cán bộ quản lý, nhân viên đã xây dựng được tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với Cán bộ quản lý và đối với nhân viên.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với cán bộ quản lý
Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc:
Công ty xây dựng bảng đánh giá về mức độ hoàn thành công việc cho cán bộ quản lý với những thang điểm cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lý
Cần cố gắng hơn nữa 1 điểm Cần cố gắng 2 điểm Đạt yêu cầu 3 điểm Tốt 4 điểm Xuất sắc 5 điểm 1. Khối lượng công
việc hoàn thành Công việc thường xuyên không đạt yêu cầu đề ra, thường xuyên có những sai sót với mức độ Hoàn thành 60% công việc chốt tại thời điểm đánh giá. Hoàn thành 80% công việc chốt tại thời điểm đánh giá. Hoàn thành 95% công việc chốt tại thời điểm đánh giá. Hoàn thành 100% công việc chốt tại thời điểm đánh giá.
lớn. 2. Chất lượng thực hiện công việc
Để xảy ra sai phạm nghiêm trọng. Kết quả công việc còn một số chưa đầy đủ, có một vài sai sót cần chỉnh sửa. Kết quả công việc có thể có một vài sai sót nhưng không đáng kể, một vài lần công việc có thể hoàn thành chậm nhưng có lý do chính đáng hoặc do những nguyên nhân khách quan. Kết quả công việc đầy đủ, chính xác, hợp lý. Kết quả đầy đủ, chính xác cao và hợp lý trong việc thực hiện, tham mưu, báo cáo. 3. Thời gian làm việc Luôn chậm hơn thời gian yêu cầu của công việc
Chỉ hoàn thành 60% công việc vào thời gian yêu cầu
Chỉ hoàn thành 80% công việc vào thời gian yêu cầu Chỉ hoàn thành 95% công việc vào thời gian yêu cầu Chỉ hoàn thành 100% công việc vào thời gian yêu cầu
(Nguồn: Phòng Chính sách Công ty M-Talent)
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lý thông qua 3 tiêu chí: khối lượng công việc, chất lượng công việc, thời gian làm việc. Mỗi tiêu chí đã có quy định cụ thể ở từng thang điểm để dễ dàng cho đánh giá.
Tiêu chí khối lượng công việc hoàn thành: cán bộ quản lý có thể không phải là người trực tiếp làm tất cả các công việc được giao mà sẽ phân công cho nhân viên trong phòng thực hiện. Nhưng khối lượng công việc hoàn thành cũng đánh giá được hiệu quả quản lý, đánh giá được mức độ làm việc của cán bộ quản lý. Đánh giá tiêu chí này theo thang điểm từ 1 đến 5, từng thang điểm tương ứng với mức phần trăm hoàn thành công việc. Dựa vào đó để đánh giá cán bộ quản lý.
Tiêu chí thứ 2 là chất lượng thực hiện công việc. Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, bên cạnh tiêu chí khối lượng công việc là định lượng thì tiêu chí chất lượng thực hiện công việc là định tính không thể thiếu. Cán bộ quản lý là người chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc thực hiện công việc của nhân viên cấp dưới. Chính vì vậy chất lượng thực hiện công việc đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lý. Ở tiêu chí này cũng được diễn giải cách đánh giá cụ thể ở thang điểm.
trăm hoàn thành công việc tại thời điểm yêu cầu. Người quản lý cần biết phần chia thời gian cho nhân viên hợp lý để có hoàn thành đúng thời hạn.
Các tiêu chí được đưa ra hợp lý và cụ thể, dễ dàng cho việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ quản lý.
Đánh giá về năng lực thực hiện công việc thông qua 4 tiêu chí: hoạch định và tổ chức; sự trung thực và mức độ tín nhiệm; tạo dựng môi trường làm việc; đào tạo và phát triển nhân viên. Trong mỗi tiêu chí đánh giá được chia thành 5 mức điểm tương ứng với 5 level. Dựa vào nội dung diễn giải của từng level để đánh giá năng lực của cán bộ quản lý. Điểm số của mỗi nhóm tiêu chí được tính bằng tổng điểm của các tiêu chí nhỏ thuộc nhóm đó theo trọng số công việc/năng lực.
Cụ thể nội dung bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với cán bộ quản lý được thể hiện trong Phụ lục 1.
Tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với nhân viên
Đánh giá về mức độ hoàn thành công việc: bảng đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên giống với cán bộ quản lý.
Đối với nhân viên, các tiêu chí và thang điểm cũng như đối với cán bộ quản lý. Nhưng đối với cán bộ quản lý thì mức độ hoàn thành công việc dựa trên kết quả của việc quản lý các nhân viên khác. Còn mức độ hoàn thành công việc của nhân viên là kết quả thực hiện trực tiếp những công việc được giao.
Đánh giá về năng lực thực hiện công việc thông qua 4 tiêu chí: năng lực chuyên môn, phục vụ khách hàng, làm việc nhóm, sự trung thực và độ tin cậy. Trong mỗi tiêu chí cũng được chia thành 5 mức điểm tương ứng với 5 level. Dựa vào nội dung diễn giải của từng level để đánh giá năng lực của nhân viên. Điểm số của mỗi nhóm tiêu chí được tính bằng tổng điểm của các tiêu chí nhỏ thuộc nhóm đó theo trọng số công việc/năng lực.
Cụ thể nội dung bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với nhân viên được thể hiện trong Phụ lục 2.
Trước khi đánh giá nhân viên, Công ty sẽ thực hiện đánh giá các phòng/ban. Vào đầu kỳ, Công ty đã họp các phòng/ban thống nhất kế hoạch thực hiện chỉ tiêu và kế
hoạch công việc cho 1 kỳ. Đến cuối kỳ, đối chiếu kết quả thực hiện được của các phòng/ban với kế hoạch đề ra để đánh giá chất lượng các phòng/ban và xếp loại.
Các phòng/ban sẽ được xếp loại theo các bậc: A1: Xuất sắc
A2: Tốt A3: Khá
A4: Cần cố gắng
A5: Cần đặc biệt cố gắng
Từ những đánh giá và xếp loại của phòng/ban, cán bộ phụ trách đánh giá thực hiện công việc đánh giá và xếp loại từng CBNV bảo đảm tỷ lệ xếp loại CBNV theo kết quả xếp loại của phòng/ban.
Dưới đây là tỷ lệ xếp loại CBNV theo kết quả xếp loại phòng/ban:
Bảng 3.6. Tỷ lệ xếp loại CBNV Xếp loại phòng/ban Tỷ lệ xếp loại CBNV thuộc phòng/ban Diễn giải Phòng/ban loại A1 A1 ≤ 15% A3 và/hoặc A4 và/hoặc A5 ≥ 25%
A1: Tối đa 15% CBNV
A3, A4, A5:Tối thiểu 25% CBNV A2: Số lượng CBNV còn lại tại phòng/ban
Phòng/ban loại A2 A1 ≤ 10%
A3 và/hoặc A4 và/hoặc A5 ≥ 30%
A1: Tối đa 10% CBNV
A3, A4, A5:Tối thiểu 30% CBNV A2: Số lượng CBNV còn lại tại phòng/ban
Phòng/ban loại A3 A1 ≤ 5% A3 ≥ 40%
A4 và/hoặc A5 ≥ 10%
A1: Tối đa 5% CBNV A3:Tối thiểu 30% CBNV A4, A5: Tối thiểu 10% CBNV A2: Số lượng CBNV còn lại tại phòng/ban
Phòng/ban loại A4 A1 và A2: 0 A3 ≤ 40% A5 ≥ 10%
A1, A2: không có A3: Tối đa 40% CBNV A5: Tối thiểu 10% CBNV
A4: Số lượng CBNV còn lại tại phòng/ban
Phòng/ban loại A5 A1 và A2: 0 A3 ≤ 20% A5 ≥ 15%
A1, A2: không có A3: Tối đa 20% CBNV A5: Tối thiểu 15 % CBNV
A4: Số lượng CBNV còn lại tại phòng/ban
Mỗi phòng/ban sẽ dựa vào kết quả đánh giá của phòng/ban mình để đánh giá các thành viên. Ví dụ, đối với phòng/ban xếp loại A1, số CBNV được xếp loại A1 được tối đa là 15% CBNV của phòng/ban đó. Số CBNV xếp loại A3, A4, A5 tối thiểu là 25% CBNV phòng/ban và số CBNV còn lại sẽ được xếp loại A2. Tương tự với các phòng/ban xếp loại A2, A3, A4, A5 đã được quy định cụ thể ở bảng 3.5.
Việc xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc không phải dễ dàng vì công việc của lao động gián tiếp khó lượng hóa, kết quả công việc không tính toán được, không đơn giản như đối với lao động trực tiếp. Tuy nhiên, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đưa ra được CBNV khá hài lòng, thể hiện trong phiếu điều tra:
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của NLĐ về tiêu chuẩn ĐGTHCV tại Công ty
(Nguồn: Tổng hợp của sinh viên nghiên cứu)
Có 64% CBNV cho rằng tiêu chuẩn ĐGTHCV rất thích hợp và 24% thấy thích hợp. Chỉ có 12% CBNV đánh giá tiêu chuẩn tương đối thích hợp và không có CBNV nào cho rằng chưa thích hợp. Một số nhân viên cho rằng tiêu chuẩn ĐGTHCV chỉ tương đối thích hợp có thể là do bản tiêu chuẩn ĐGTHCV là chung cho tất cả nhân viên, không có bản tiêu chuẩn cụ thể. Vì thế, có thể đối với một vài vị trí thì tiêu chuẩn cũng chưa thật sự thích hợp. Tuy nhiên cũng thấy được thành công của bản tiêu chuẩn ĐGTHCV của Công ty đang sử dụng khi không có ý kiến trái chiều về bản tiêu chuẩn.