Tình hình hoạt động kinh doanh củaTechcombank giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 40)

2.1.3.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động bán lẻ tại Techcombank

Áp lực cạnh tranh trong phân khúc dịch vụ NHBL vẫn đang gia tăng, bởi chính những tiện ích mà phân khúc này có khả năng mang lại trong chiến lược kinh doanh dài hạn mỗi ngân hàng. Theo như số liệu thống kê thì có khoảng 20% dân số Việt Nam sử dụng dịch vụ ngân hàng. Với số dân khoảng 85 triệu người cùng mức thu nhập, trình độ dân trí ngày càng cao thì Việt Nam đang được đánh giá là thị trường rất tiềm năng để phát triển dịch vụ NHBL. Hơn nữa, nhờ sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các NHTM bắt đầu đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến

bộ khoa học công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ông TBT Timothy James Charlton – người đứng đầu tạp chí Asian Banking nhận định: thị trường bán lẻ đang trên cuộc chạy đua ráo riết về công nghệ, mạng lưới, tiện ích dịch vụ và nguồn lực của mỗi ngân hàng. Trước bối cảnh này, có thể nói rằng, trong năm năm tới thị trường ngân hàng sẽ chứng kiến mức tăng đột biến về tỷ lệ người dân được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ bán lẻ, theo nhiều đánh giá tăng từ 10% đến 20%, đây sẽ là cơ hội lớn cho chiến lược kinh doanh của các ngân hàng trong tương lai. Hàng loạy các NHTM đã và đang xây dựng cho mình các chiến lược bản lẻ với các hoạch định tổng thể về đầu tư hạn tầng, hệ thống, nguồn nhân lực và đặc biệt là một danh mục sản phẩm đa dạng, nhiều tiện ích. Điều này giải thích vì sao Techcombank cần thiết phải đưa chiến lược bán lẻ lên hàng đầu với một chiến lược tổng thể, mang tính đột phá trong dài hạn bên cạnh phân khúc khách hàng DNVVN.

Các yếu tố để trở thành một ngân hàng bán lẻ tốt nhất theo các tiêu chuẩn đánh giá cảu Asian Banking and Finance là: Chiến lược kinh doanh khác biệt, nổi bật; tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động cao duy trì liên tục qua nhiều năm và vẫn bảo đảm các chỉ số an toàn, quản trị rủi ro hiệu quả; mô hình quản trị, hoạt động chuyên nghiệp với việc tập trung hướng đến phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và linh hoạt thích ứng tốt với nhu cầu và các biến động của thị trường

2.1.3.2. Tình hình hoạt động cụ thể

• Hoạt động huy động vốn

Bảng 2-1. Huy động vốn từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Huy động vốn trong nền kinh tế

Trong đó: Tổ chức kinh tế 18.745 17,30 31.012 22,67 34.406 22,84 Cá nhân 61.806 57,05 57.636 42,14 77.056 51,16 Tiền gửi các TCTD khác 27.783 25,65 48.133 35,19 39.170 26,00

Nguồn: Techcombank: Báo cáo tổng kết từ năm 2010- 2012

Dựa vào bảng số liệu, nhận thấy hoạt động huy động vốn của Techcombank có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm, do Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường nhờ đóthu hút được lượng tiền gửi từ hai khu vực nòng cốt là Tổ chức kinh tế và dân cư. Hơn thế nữa, Techcombank đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới, địa bàn hoạt động, cùng với phong cách phục vụ tận tình chu đáo nên đã chiếm được lòng tin của phần lớn khách hàng. Năm 2012, tổng huy động tăng 10,12% so với năm 2011 và 39,04% so với năm 2010, tương đương với mức tăng là 13.851 và 42.298 tỷ đồng. Mức tăng trưởng chủ yếu là từ huy động dân cư chiếm tới 33,7%, tiếp đến là từ huy động doanh nghiệp chiếm 10,9%. Cơ sở huy động mạnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng tài sản trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ2.2. Huy động vốn của Ngân hàng Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên

• Hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong nước có nhiều biến động, Techcombank đã không ngừng nâng cao việc tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, thiết lập ra quy trình nghiệp vụ tín dụng thích hợp với từng vùng miền và ngành nghế kinh doanh. Phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho vay phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, Techcombank luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, sử dụng vốn dựa trên cơ sở thận trọng an toàn, do đó, hoạt động tín dụng của Techcombank đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Bảng 2-2.Hoạt động tín dụng tại Techcombanh giai đoạn 2010-2012 (tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ tín dụng 52928 100% 63452 100% 68262 100% Trong đó: Nông Lâm Nghiệp và Thủy sản 5390 10,18% 8783 13,84% 6390 9,36%

Kho bãi, Vận tải và thông tin liên lạc 2060 3,89% 2114 3,33% 874 1,28% Thương mại, sản xuất và chế biến 19706 37,23% 22993 36,24% 24141 35,37% Xây dựng, kinh doanh BĐS 4665 8,82% 5097 8,03% 5174 7,58% Cá nhân và 21107 39,88% 24465 38,56% 31683 46,41%

ngành nghề khác

Nguồn: Báo cáo thường niên

Tính đến thời điểm cuối năm 2011, dư nợ cho vay khách hàng đạt 63.451 tỷ đồng, tăng 19,9% so với năm 2010 trong đó nợ loại 3-5 chiếm 2,83%. Tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2011 của ngân hàng đã tuân thủ đúng tỷ lệ trần tăng trưởng do NHNN quy định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank chiếm 35% dư nợ cho vay, tương đương với 22.234 tỷ đồng, tăng 3.837 tỷ đồng so với năm 2010. Cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn cũng tăng 20%, chiếm 65% danh mục cho vay khách hàng. Sang năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,6% so với năm 2011, tương đương 68.261 tỷ đồng. Mức tăng trưởng của năm 2012 thấp hơn so với năm 2011 (19,9%) do ngân hàng hướng tới việc nâng cao chất lượng tín dụng và có những chính sách cho vay thận trọng hơn. Với mục tiêu hướng vào phân khúc bán lẻ nên dư nợ năm 2012 tăng trưởng chủ yếu tập trung vào cho vay khách hàng cá nhân và cho ngành tiêu dùng, mức tăng là 23,8%.

Biểu đồ 2.3. Hoạt động tín dụng tại Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác

Với nhận thức thu nhập từ hoạt động dịch vụ là nguồn thu nhập an toàn và hiệu quả đối với ngân hàng trong những năm gần đây, techcombank đã có những chính sách để phát triển hoạt động dịch vụ. Từng bước điều chỉnh các hoạt động, gắn các hoạt động truyền thống với dịch vụ ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới như: homebanking, internetbanking, mobilepay…nhằm đa dạng hóa nguồn thu cho techcombank.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Bảng 2-3.Kết quả kinh doanh Techcombank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng tài sản 150.291 180.531 179.934

Tổng nguồn vốn huy động

108.334 136.781 150.632

Tổng dư nợ 52.928 63.451 68.261

Lợi nhuận trước thuế 2.744 4.221 1.018

Lợi nhuận sau thuế 2.073 3.154 766

ROA (%) 1,86% 1,83% 0,42%

ROE (%) 24,8% 28,87% 5,58%

Nguồn: Báo cáo thường niên

Trên nền tảng kinh doanh vững chắc, năm 2011 Techcombank đã có được những bước đột phá với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng 41% tương đương 1943 tỷ đồng, lên mức 6662 tỷ đồng. Thành tích này có được nhờ sự tăng trưởng đồng đêu của tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011 thu nhập lãi thuần đạt 5298 tỷ đồng, tăng 66%. Kết quả này nhờ vào các chương trình khuyến mãi, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường hợp tác giữa các bộ phận hỗ trợ. Do sự biến động khó lường của thị trường tiền tệ và vàng mà thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ 754 tỷ đồng. Còn các khoản thu nhập khác đều ở mức cao hơn năm 2010, tuy nhiên không đáng kể với mức tăng trưởng 3%, tương đương với gần 20 tỷ động. Phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh khó khăn của thị trường tài chính trong năm 2011, mà Techcombank vẫn đạt được lợi nhuận trước thuế là 4221 tỷ đồng, tương đương với 54%, đây là một sự nỗ lực đáng ghi nhận và ấn tượng của ngân hàng. Bước sang năm 2012, khi phải đối mặt với tình hình kinh tế biến động và khó khăn, Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, quản lý bảng cân đối, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp. Biểu hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản giảm 0,33% xuống còn 179.934 tỷ đồng; tổng huy động dân cư tăng 26% ở mức 111.462 tỷ đồng;

tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 12,6% tăng thêm 1,2%. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doang của Techcombank giảm 13,5%, đạt 5.761 tỷ đồng; tỷ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM) giảm từ 3,8% xuống còn 3,4%; thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 3,5% xuống còn 5.116 tỷ đồng; thu nhập phí thuần cũng giảm 51%, tương đương 565 tỷ đồng.

Biểu đồ2.4. Lợi nhuận trước thuế Techcombank giai đoạn 2010 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 40)