Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 90 - 92)

d. Dich vụ ngân hàng điện tử :

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1. Nhanh chóng xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng

Một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng,, đảm bảo lợi ích tối đacủa khách hàng cần được hình thành. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo ra những cơ chế mà tự nó có tác dụng hỗ trợ trực tiếp ngành ngân hàng, như quy định mọi cá nhân và doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp thường xuyên giao dịch qua ngân hàng, …Ngoài ra, Chính phủcó thểtriển khai những ưu đãi trực tiếp như: Cho ngân hàng thuê mặt bằng với chi phí thấp, ưu đãi về thuế, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc phổ cập và truyền thông các dịch vụ NHBL tới cộng đồng

Quan hệ dân sự giữa người cho vay và đi vay này cần được quy định minh bạch trong nghĩa vụ của người vay. Cụ thể, Luật Dân sự, các văn bản dưới luật, Luật Đất đai... cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người cho vay.Những tranh chấp giữa hai bên cần phải được xử lý nghiêm minh, đảm bảo quyền lợi thu hồi nợ của ngân hàng và quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước có nhiều thay đổi từ khi gia nhập WTO,cần phải quốc tế hóa các quy định về ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số dịch vụ ngân hàng mới khác với sản phẩm truyền thống, vì thế, các văn bản của Chính phủ cần có sự thay đổi phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Cụ thể :

- Trong thời gian sớm nhất có thể, phải sửa đổi Pháp lệnh kế toán thống kê, thêm những quy định mới về lập chứng từ kế toán sao cho phù hợp với việc thao tác các dịch vụ ngân hàng bằng công nghệ hiện đại, các chứng từ, hóa đơn thanh toán dịch vụ ngân hàng do NHNN quản lý với mẫu biểu thống nhất cần được quy định rõ ràng trong luật.

- Đối với quyết định 44/2002/QĐ-TTG về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử cần phải bổ sung để làm rõ hơn, cũng như quy định về cơ quan chịu trách nhiệm lưu trữ chứng từ điện tử, quy định cơ sở mức độ quy chuẩn pháp lý cho bộ mã hóa sử dụng trong hệ thống ngân hàng.

- Đối với hệ thống thanh toán và thẻ thanh toán, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp về các hành vi liên quan để làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp, rủi ro. Tội danh gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả phải được Bộ luật hình sự quy định rõ ràngtội danh và khung hình phạt.

3.3.1.2. Cải thiện môi trường kinh tế xã hội

Bởi đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là cá nhân và hộ gia đình nên thói quen tiêu dùng có thể thay đổi theo thu nhập và điều kiện kinh tế. Nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển sẽ nâng cao hiểu biết cũng như ý thức của người dân về việc sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ có thể phát triển dịch vụ NHBL băng cách duy trì ổn định kinh tế chính trị, duy trì chỉ số lạm phát hợp lý, khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp tăng thu nhập cho người lao động, công. Ngoài ra, Chính phủ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ban hành các văn bản về việc các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan phải trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua thẻ, phát triển hệ thống máy bán hàng tự động,… dần tạo ra thói quen tiêu dùng mới cho người dân.

3.3.1.3. Phát triển môi trường kỹ thuật công nghệ hiện đại

So với thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo với nền tảng công nghệ - kỹ thuật kém phát triển, vì vậy Chính phủ cần tập trung nâng cao hạ tầng kỹ thuật – công nghệ; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ đó. Ngoài ra, cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia về kỹ thuật, công nghệ thông tin.

Ngành Bưu chính viễn thông là tiền đề để NHTM hiện đại hóa công nghệ trong quá trình phát triển các dịch vụ NHBL.Tuy nhiên, hầu hết người dân Việt Nam đang phải sử dụng các dịch vụ viễn thông với mức cước thuê bao, Internet và cước điện thoại quá đắt, không khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ qua mạng. Do

đó, Chính phủ cần có những chính sách tác động đến ngành Viễn thông, để cân đối lợi ích mà cả ngành viễn thông và ngân hàng cùng đạt được, góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w