Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 71 - 73)

3 Mức độ đáp ứng

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế chưa thật sự phát triển và thiếu ổn định

Nền tảng phát triển dịch vụ NHBL đó là một môi trường kinh tế ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động khó lường. Cụ thể:

Năm 2012 cho thấy một diễn biến kinh tế không thuận lợi khi mà kinh tế thế giới ảm đạm do khủng hoảng nợ công Châu Âu và kinh tế nước Mỹ suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi tích cực. Kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, số lượng các doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động lớn, tổng cầu suy giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao, kèm theo đó là thị trường bất động sản vẫn đóng băng. Tăng trưởng GDP của năm 2012 đạt 5.03%, lạm phát được kiểm soát ở mức 6.81%. Ngành ngân hàng hoạt động khó khăn trong khi NHNN áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh. Nợ xấu toàn ngành tăng mạnh trong khi tăng trưởng tín dụng thấp.

-Môi trường chính trị - pháp luật chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ

Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều chịu sự quản lý của pháp luật. Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, hơn thế nữa, ngân hàng còn chịu sự quản lý chặt chẽ của luật tổ chức tín dụng và Bộ luật dân sự. Thực tế cho thấy, tuy Chính phủ đã tăng tốc sửa đổi chính sách nhưng các ngân hàng vẫn phải hoạt động trong môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo và lạc hậu. Để triển khai các dịch vụ NHBL đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Tuy vậy, với tốc độ phát triển các dịch vụ NHBL như hiện nay thì quy định pháp lý tỏ ra bất cập và gây khó khăn cho các NHTM khi muốn phát triern các sản phẩm mới. Không những thế, những mục tiêu, định hướng để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến đầy đủ cho công chúng. Việc này đã gây ra sự thiếu hiểu biết về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho công chúng, đôi khi còn phản ánh sai lệch gây hiểu nhầm, mất lòng tin vào công cụ

thanh toán nào đó khi mới bắt đầu phát triển. Những quy định về đẩy nhanh kinh doanh trong các lĩnh vực mới vẫn chưa được ban hành đầy đủ, để có thể triển khai được các sản phẩm dịch vụ mới thì đòi hỏi ngân hàng phải có khả năng phân tích và kiểm toán rủi ro, để ra được sản phẩm mới cầ trải qua nhiều khâu thủ tục, xin phép, phê duyệt…

- Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội cũng là một trong những nhân tố khiến cho hoạt động bán lẻ tại Techcombank còn gặp nhiều hạn chế:

Thứ nhất, do trình độ văn hóa cũng như hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng hiện đại của đa số người dân còn thấp. Đặc biệt là những đối tượng khách hàng lớn tuổi và những người ở các vùng sâu vùng sa thường e ngại khi tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng của Ngân hàng.

Thứ hai, do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Người Việt Nam từ xưa

đã quen sử dụng tiền mặt để thanh toán, nên thường có tâm lý ngại thay đổi và lo lắng về độ an toàn khi thanh toán bằng phương thức mới.

Thứ ba là vì người dân Việt vẫn e ngại khi để người khác biết thu nhập của

mình.

- Môi trường kỹ thuật công nghệ

Hoạt động thanh toán phát triển không đồng bộ do hạ tầng cơ sở kỹ thuật mới chỉ tập trung ở các đô thị lớn, chưa vươn ra được các cùng ít dân cư và phát triển còn kém. Tuy số lượng máy ATM/POS có tăng nhưng lại được phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn. Hoặc là, có những khách hàng có trong tay thẻ thanh toán, nhưng lại không sử dụng để thanh toán bằng cách quẹt tại điểm chấp nhận thẻ mà lại mang ra máy ATM rút tiền mặt để thanh toán, bởi vì họ vẫn chưa thấy được cái lợi của việc thanh toán bằng thẻ. Bên cạnh đó, do trình độ công nghệ của các ngân hàng hiên nay cũng khác nhau nên việc kết nối lại với nhau là khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w