Giải pháp Marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 83 - 85)

3 Mức độ đáp ứng

3.2.3. Giải pháp Marketing

 Để đẩy mạnh hoạt động Marketing, tiếp tục xây dựng và phủ sóng thương hiệu Techcombank rộng rãi trong nước và quốc tế bằng cách:

- Xây dựng và củng cố niềm tin vững vàng về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đối với nhân viên và khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh của các dịch vụ, sản phẩm bán lẻ với các ngân hàng khác.

- Tạo lập và giữ vững văn hóa doanh nghiệp Techcombank: xây dưng được bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng để biến thành nội lực trong kinh doanh, thành phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc của toàn thể nhân viên.

- Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh – chuyên nghiệp qua tất cả các yếu tố: Đồ họa, truyền thông, ấn phẩm, Poster, biểu mẫu, bảng hiệu. Đồng thời qua các vật phẩm: áo mưa, bút, sổ, đồng hồ, hộp đựng namecard, gối, lịch, đồng phục nhân viên.

- Bảo vệ và bảo hộ quyền sở hữu thương hiệu Techcombank trong nước và quốc tế.  Tăng cường hoạt động quảng cáo, đặc biệt có những chiến lược riêng tiếp cận đối

tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên các phương tiên thông tin đại chúng, đặc biệt là những lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhưtruyền hình, báo mạng,…; treo băng rôn, khẩu hiệu và bảng quảng cáo ở những nơi được phép. Đồng thời, Techcombank nên quan tâm hơn nữa đến việc tài

trợ cho những Gameshow giải trí trên truyền hình để có thể thu hút khối lượng khổng lồ khán giả vào thương hiệu của mình.

- Phát triển những chiến dịch truyền tải thông tin đến công chúng nhằm cung cấp những thông tin cập nhập, những kiến thức cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được lợi ích và các sử dụng các sản phẩm này.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác hỗ trợ cộng đồng như các hoạt động tình nguyện, từ thiện cũng như các hoạt động công tác, xã hội như việc tổ chức hội chợ, triển lãm,… - Tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như; miễn phí phát hành thẻ, giảm giá

 Tập trung phát triển các hoạt động Marketing trực tiếp:

- Nên xây dựng một đội ngũ nhân viên marketing được đào tạo chuyên nghiệp về dịch vụ và kỹ năng bán hàng. Vào các đợt giới thiệu sản phẩm mới hoặc có các chiến dịch ,có thể tăng cường hoạt động marketing trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên làm việc bán thời gian. Hàng năm ngân hàng nên tổ chức các cuộc giao lưu giữa các nhân viên tốt nhất của các chi nhánh để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tăng cường quảng cáo đến từng khách hàng thông qua các phương tiện như: email, điện thoại, fax. Với cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng đã cung cấp nên thường xuyên cập nhật cho khách hàng các thông tin về sản phẩm mới,các chương trình khuyến mại, các đợt ưu đãi hoặc bất cứ thay đổi gì của ngân hàng để khách hàng thấy được tầm quan trọng của mình đối với ngân hàng.

- Tổ chức những buổi gặp mặt trực tiếp khách hàng giới thiệu dịch vụ mới hoặc hướng dẫn khách hàng những quy trình nghiệp vụ tương đối phức tạp như thanh toán XNK…Ngay trong những buổi họp mặt này, ngân hàng có thể tranh thủ phỏng vấn, tìm hiểu thông tin từ phía khách hàng, từ đó đề xuất ra các phương pháp mới hiệu quả hơn, khả thi hơn, trên cơ sở đó khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, thúc đẩy mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w