Huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 33 - 35)

Giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, ngân hàng muốn kinh doanh được thì phải có vốn, hay nói cách khác, ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn sau đó cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ khác. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Thông qua việc thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn, đứng ra huy

động vốn từ nhiều nguồn và bằng nhiều các biện pháp khác nhau như nhận tiền gửi,vay vốn từ NHTW hoặc các tổ chức tín dụng khác…

1.4.2 Cho vay

1.4.2.1 Chiết khấu

Chiết khấu là việc ngân hàng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Chiết khấu mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như: Có mức độ bảo đảm cao, có thể xin tái chiết khấu, cầm cố, bán lại, thẩm định đơn giản, chi phí thấp; lãi suất cao. Đối với khách hàng, dịch vụ chiết khấu giúp khách hàng có thể thu hồi vốn nhanh trước thời hạn đáo hạn của hối phiếu để có thể quay vòng đầu tư. Tùy vào mức độ rủi ro của các loại giấy tờ, hoặc tùy vào uy tín của bản thân doanh nghiệp mà ngân hàng có thể quyết định chiết khấu 100% trị giá hối phiếu hoặc có thể chỉ chiết khấu một phần trị giá của hối phiếu.

1.4.2.2. Bao thanh toán

Bao thanh toán là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng. Nhờ có dịch vụ này, ngân hàng có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng sử dụng vốn và tăng lợi nhuận.

1.4.2.3 Cho vay dựa trên các khoản phải thu

Cho vay dựa trên các khoản phải thu: là một hình thức cho vay dựa trên tài sản bảo đảm, trong đó các khoản nợ của người thứ ba (người mua) đối với khách hàng vay vốn (người bán) được coi là tài sản bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn.

1.4.2.4. Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức mà người vay chỉ lập hồ sơ một lần cho nhiều khoản vay, ngân hàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Vay hạn mức có thể rút tổng số dư cao hơn hạn mức, tuy nhiên tại

một thời điểm số dư nợ vay không được vượt quá hạn mức rút vốn.Đây là hình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủ động vốn, thủ tục đơn giản,... nhưng không phổ biến ở Việt Nam do các doanh nghiệp không có nhu cầu vốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫn đến việc ngân hàng khó xử lí trong việc phạt nợ quá hạn... vì vậy ngân hàng ít cung cấp dịch vụ này.

1.4.2.5. Cho vay từng lần

Cho vay từng lần (hay còn gọi là vay theo món) là hình thức vay, theo đó người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định. Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng, ngân hàng chủ động trong việc cho vay. Nhưng nhược điểm là thủ tục rườn rà, doanh nghiệp không linh động trong việc sử dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không định kì. Nhìn chung, hình thức này rất phổ biến ở Việt Nam vì doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không cần vốn thường xuyên, trong khi ngân hàng với nghiệp vụ chưa cao nên cho vay theo hình thức này ít rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w